Cách đây 1 năm, bạo động bùng nổ ở Hackney và những khu chung cư nghèo khác ở London cùng lan rộng tới nhiều thành phố khác khiến 5 người chết, thiệt hại khoảng 500 triệu bảng.
Nhà chức trách đã tìm hiểu nguồn cơn gây nên bạo động xoay quanh những công nhân sống dưới mức nghèo khổ, xung đột lợi ích hay những rạn nứt về mặt xã hội...Song tờ Newsweek khẳng định, bằng chứng rõ nhất tập trung vào lực lượng gây rối là giới trẻ và sự nghèo đói.
Andrew Neilson, từ Liên đoàn Howard về Chuyển đổi bất lợi, đang nghiên cứu về mối nguy trong giới trẻ, cho hay dường như giới trẻ đang bị lờ đi, không được quan tâm.
Camila Batmanghelidjh, một trong những luật sư trẻ, nổi tiếng, cho rằng dường như người Anh đang sợ giới trẻ, thậm chí ghét bỏ.
Hackney là một trong những nơi có tỉ lệ tội phạm sử dụng súng tồi tệ nhất Anh. Nhưng không chỉ ở Hackney, khắp nước Anh, ngày càng có nhiều người trẻ có biểu hiện sự bất cần và bi quan về tương lai.
Các cuộc điều tra chỉ ra rằng thế hệ trẻ hiện nghĩ chúng nghèo hơn và sống trong tình trạng tồi tệ hơn so với trước. Nghiên cứu gần đây của tổ chức Liên thế hệ cho thấy, lỗ hổng kinh tế của người Anh lứa tuổi dưới 30 và những công dân khác đang ngày càng rộng ra đột ngột.
Một năm sau cuộc bạo động, thất nghiệp trong giới trẻ ở Anh tiếp tục leo thang, hiện tăng lên tới 22%. Trong khi, Anh quốc đã đang chìm vào suy thoái đôi và Chính phủ đang phải đối mặt với sức ép cân đối ngân sách – bao gồm cắt giảm dịch vụ cho giới trẻ và lợi ích nhà cửa, cũng như xem xét mức phí đại học. Chính điều này khiến nhiều người cho rằng bạo động có thể lại xuất hiện.
Simon Marcus, người sáng lập Học viện đấm bốc, trung tâm dành cho giới trẻ ở Hackney, nói: “Các vấn đề là nguyên nhân gây nên bạo động đã không hề biến mất”.
Theo Marcus, sau bạo động, mọi thứ đều bị cắt giảm, trong khi người trẻ Anh ngày càng trở nên cô độc.