Ngôn ngữ ấy phải - trái - đúng - sai, lợi hại đang là câu hỏi lớn. Nhưng, nhiều người nghe cảm thấy như “Lạc lõng trước một thế giới khó gọi thành tên” này.
Ảnh chỉ mang tính minh họa
1.Từ chuyến xe buýt đến chuyện… “bóc tem” Trên chuyến xe buyt đông nghịt người từ Giáp Bát sang trung chuyển Long Biên, mọi người cảm thấy “choáng” trước màn đối thoại rất tự nhiên của hai nữ sinh còn khoác áo một trường THPT. Trong khi những ánh mắt của mọi người đang dần hướng về phía hai cô học sinh này thì cuộc đối thoại vẫn cứ tiếp tục.
- Tao nghĩ rằng thằng Long nó không yêu mày đâu.
- Sao mày lại nói thế? Coi thường tao thế à?
- Vì trước tao thấy nó chết mê chết mệt con Mai học lớp C đấy.
- Ừ. Nhưng Long bảo là không yêu con ấy. Tao thấy mấy thằng bạn ông ấy bảo ông ấy kể là con ý bị “bóc tem” rồi.
- Thời buổi này mấy đứa còn “tem” hả mày? Mày không cẩn thận ông ý đi yêu con khác đấy. Cứ giữ cái thói ngang ngược đi.
- Tao đố đấy. Yêu con khác mà xong với tao à?
- Mày định giết nó chắc?
- Giết làm gì? Để vào tù à? Tao có cách của riêng tao…
Bác Đinh Văn Hưng (Giáp Bát, Hoàng Mai) chia sẻ: “Tôi cũng không biết “bóc tem” nên hiểu thế nào? Nhưng tôi thấy hai bạn trẻ nói chuyện yêu đương thật quá hiện đại...”
Còn bạn Hoàng Thị Yến Trang, sinh viên một trường trung cấp ở Hoàng Mai thì có cách nhìn nhận: “Hiện tượng trên là phổ biến trong xã hội hiện nay và không quá bất ngờ.”
2. Ngôn ngữ “khó đỡ” “Tkjek la hum~ tAj ! A k0a kon ju e k? ju tkj k dk lem e pun lua.” (Thật là hãm tài. Anh có còn yêu em không? Yêu thì không được làm em buồn nữa); “Mjn h0ng bjs ns j hun. Chuk pan sjh nkat zuj ze nhen. Hep py bit day tu dju !” (Mình không biết nói gì hơn. Chúc bạn sinh nhật vui vẻ nhé. Chúc mừng sinh nhật bạn”
Từ điển “@ +” : wá, wyển ( quá, quyển); wen (quen); wên (quên); iu (yêu); lun (luôn); bùn (buồn); bit k? (biết không?); bít rùi (biết rồi); mí (mấy) ; dc (được); ko, k (không); u (bạn, mày),v.v. Và rất mới như: chuối (dở hơi); khoai (khó); phở (đẹp đẽ,ngon lành); điên đảo (cực kì); vãi (kinh khủng); hack (siêu); hic (buồn), haha (vui).v.v.
Nghệ thuật ngôn từ của một bộ phận trẻ hiện nay. (Nguồn: Internet)
3. Ngôn ngữ @... "Ka^'p ddo^. -doc. -duoc: Cấp độ đọc được
"K0^' g4(G' +)0.k -|)u+0+k": Cố gắng đọc được
(Chú giải: C = k, A = 4, Đ = +) hoặc -|), Ư = u+)
"vCl… †|ºCl]\[ †ºCl ]\[ "†Cl/v\ †]†": Và... hoàn toàn "tậm tịt"
(Chú giải: V = v, A = Cl, H = †|, O = º, N = ]\[, T = †, M = /v\, I = ])”