Khi nhìn tấm thẻ căn cước của mình với cái tên mới, Yu Do-huyn không khỏi lạ lẫm. Nhưng nó sẽ là "bùa hộ mệnh” giúp Yu kiếm được một chàng trai hoàn hảo để kết hôn.
Yu chia sẻ: “Lần đầu tiên khi nhìn thấy tên mới của mình, thật lạ lẫm, và tôi ghét cách phát âm của nó”. Cô gái trẻ từng “đóng đinh” với tên gọi Yong-ah giờ đã “lột xác” hoàn toàn bằng cái tên mới đầy vẻ nam tính: Do-huyn. Ba năm trước, Yu đã bị thuyết phục trước lời đề nghị đổi tên của cha cô. Ông hy vọng, cái tên mới sẽ đem lại may mắn cho cuộc đời con gái, đặc biệt là trong chuyện tình cảm.
Cha của Yu không phải là trường hợp duy nhất. Rất nhiều bậc phụ huynh xứ Hàn vì lo lắng cho cảnh sống độc thân kéo dài của con cái, đã cố gắng tìm cho con một cái tên mới để giúp con đỏ vận hơn trong cuộc sống lẫn tình yêu.
Theo Yonhap, trong suốt một thập kỷ qua, ít nhất có tới 725.000 người dân xứ kim chi đăng ký đổi tên hợp pháp. Một dự luật được thông qua bởi Tòa án tối cao năm 2005 cũng khiến công cuộc đổi tên trở nên dễ dàng hơn. Hiện không có con số thống kê cụ thể về lượng người đổi tên vì mục đích may mắn.
Đương nhiên, muốn lựa chọn cho mình một cái tên cực “hồng vận”, người dân Hàn Quốc không phải hao tâm tổn sức và tìm kiếm quá lâu. Hàng dãy những chiếc lều mang nội dung quảng cáo tư vấn đổi tên được dựng lên bên ngoài các trường ĐH của phái nữ. Chỉ cần gõ cụm từ “đổi tên” để tìm kiếm trên mạng Naver của Hàn Quốc, bạn sẽ choáng ngợp khi nhận được hàng loạt tư vấn đổi tên từ các website. Nhưng phần lớn người dân xứ Hàn vẫn ưa chuộng cách làm truyền thống, ấy là cậy nhờ các thầy bói.
“Tôi sẽ thỉnh cầu ý kiến của các vị thần nếu cái tên mới có thể đem lại mọi thứ cho cuộc sống của một người”, Tae Eul - một anh chàng trẻ tuổi, được biết đến như “mudang” (thầy đồng) tại Hàn Quốc - cho biết. Trong số những khách hàng tìm tới Tae Eul, có tới 2/3 là những phụ nữ chưa chồng hoặc đã ly dị. Họ nhờ tới sự giúp đỡ của “mudang” này với mong muốn tìm được một chàng trai ưng ý. Trong khi đó, cánh mày râu chỉ thực sự quan tâm tới tài khoản tại ngân hàng của họ, Tae Eul khẳng định.
“Bạn phải cẩn thận với việc đổi tên, bởi nó có thể quyết định tới phần đời còn lại của bạn”, thầy đồng này cảnh báo. Anh ta thường “giao tiếp” với các thần linh trong một đền thờ nhỏ đặt tại nhà riêng của mình ở Nonhyun-dong, phía nam Seoul. Cũng theo anh này, số phận của một người ra sao chủ yếu phụ thuộc vào sự may mắn và saju của họ. “Saju” ở đây ý chỉ ngày sinh quyết định vận mệnh của một người.
Theo Tae Eul, tất cả các ngày trong năm đều tương ứng với 5 yếu tố: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Cuộc đời một ai đó sẽ xui xẻo nếu tên gọi và ngày sinh (tức saju) tương khắc nhau. Điều đó không chỉ khiến “khổ chủ” khó tìm được ý trung nhân phù hợp, mà còn gặp phải vô vàn rắc rối trong cuộc sống hôn nhân về sau. “Nếu người đàn ông có cái tên mang mệnh hỏa, và người phụ nữ cũng vậy, họ sẽ xung đột cãi vã nhau”, Tea Eul lý giải. Và đương nhiên, trong trường hợp này, thầy đồng sẽ khích lệ người chồng đổi tên. “Tôi đã thấy nhiều chuyển biến theo hướng tích cực”, anh ta khẳng định.
Trong văn phòng làm việc tại ĐH nữ giới Ewha, Jasper Kim – người sáng lập nhóm nghiên cứu toàn cầu Châu Á – Thái Bình Dương bình luận: “Tôi nghĩ rằng, khi cảm thấy quá bức bối với cuộc sống của mình, quá áp lực và bận rộn, người Hàn Quốc sẽ mong muốn trở thành một con người khác nhờ cái tên mới– thứ hấp dẫn với rất nhiều người”.
Riêng thầy đồng Tea Eul thì cho rằng: “Người dân Hàn Quốc có xu hướng tìm kiếm một cuộc sống mới và khởi đầu lại, bởi với họ, cuộc sống hiện tại quá tồi tệ. Nhưng thực tế, cuộc sống không tới mức như vậy, nó phụ thuộc vào cách bạn xoay xở, xử lý ra sao với những tình huống mà mình gặp phải”. Tea Eul cũng bình luận, quá nhiều người muốn đổi tên đang là một thực tế đáng buồn tại Hàn Quốc.
Tuy nhiên, với những người đã sở hữu tên mới như cô gái trẻ Yu Do-huyn thì mọi chuyện vẫn khá tốt đẹp. “Sau khi đổi tên, tôi cảm thấy tự tin hơn nhiều”, Yu cho hay.
Cha của Yu không phải là trường hợp duy nhất. Rất nhiều bậc phụ huynh xứ Hàn vì lo lắng cho cảnh sống độc thân kéo dài của con cái, đã cố gắng tìm cho con một cái tên mới để giúp con đỏ vận hơn trong cuộc sống lẫn tình yêu.
Theo Yonhap, trong suốt một thập kỷ qua, ít nhất có tới 725.000 người dân xứ kim chi đăng ký đổi tên hợp pháp. Một dự luật được thông qua bởi Tòa án tối cao năm 2005 cũng khiến công cuộc đổi tên trở nên dễ dàng hơn. Hiện không có con số thống kê cụ thể về lượng người đổi tên vì mục đích may mắn.
Đương nhiên, muốn lựa chọn cho mình một cái tên cực “hồng vận”, người dân Hàn Quốc không phải hao tâm tổn sức và tìm kiếm quá lâu. Hàng dãy những chiếc lều mang nội dung quảng cáo tư vấn đổi tên được dựng lên bên ngoài các trường ĐH của phái nữ. Chỉ cần gõ cụm từ “đổi tên” để tìm kiếm trên mạng Naver của Hàn Quốc, bạn sẽ choáng ngợp khi nhận được hàng loạt tư vấn đổi tên từ các website. Nhưng phần lớn người dân xứ Hàn vẫn ưa chuộng cách làm truyền thống, ấy là cậy nhờ các thầy bói.
Những túp lều với quảng cáo tư vấn đổi tên dược dựng lên
tăm tắp tại công viên Pagoda, Seoul.
tăm tắp tại công viên Pagoda, Seoul.
“Tôi sẽ thỉnh cầu ý kiến của các vị thần nếu cái tên mới có thể đem lại mọi thứ cho cuộc sống của một người”, Tae Eul - một anh chàng trẻ tuổi, được biết đến như “mudang” (thầy đồng) tại Hàn Quốc - cho biết. Trong số những khách hàng tìm tới Tae Eul, có tới 2/3 là những phụ nữ chưa chồng hoặc đã ly dị. Họ nhờ tới sự giúp đỡ của “mudang” này với mong muốn tìm được một chàng trai ưng ý. Trong khi đó, cánh mày râu chỉ thực sự quan tâm tới tài khoản tại ngân hàng của họ, Tae Eul khẳng định.
“Bạn phải cẩn thận với việc đổi tên, bởi nó có thể quyết định tới phần đời còn lại của bạn”, thầy đồng này cảnh báo. Anh ta thường “giao tiếp” với các thần linh trong một đền thờ nhỏ đặt tại nhà riêng của mình ở Nonhyun-dong, phía nam Seoul. Cũng theo anh này, số phận của một người ra sao chủ yếu phụ thuộc vào sự may mắn và saju của họ. “Saju” ở đây ý chỉ ngày sinh quyết định vận mệnh của một người.
Theo Tae Eul, tất cả các ngày trong năm đều tương ứng với 5 yếu tố: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Cuộc đời một ai đó sẽ xui xẻo nếu tên gọi và ngày sinh (tức saju) tương khắc nhau. Điều đó không chỉ khiến “khổ chủ” khó tìm được ý trung nhân phù hợp, mà còn gặp phải vô vàn rắc rối trong cuộc sống hôn nhân về sau. “Nếu người đàn ông có cái tên mang mệnh hỏa, và người phụ nữ cũng vậy, họ sẽ xung đột cãi vã nhau”, Tea Eul lý giải. Và đương nhiên, trong trường hợp này, thầy đồng sẽ khích lệ người chồng đổi tên. “Tôi đã thấy nhiều chuyển biến theo hướng tích cực”, anh ta khẳng định.
Tae Eul - thầy đồng trẻ tuổi tại Hàn Quốc, chuyên đáp ứng
nhu cầu đổi têncủa các khách hàng.
Một số phụ nữ trẻ cũng chia sẻ, họ có thêm nhiều may mắn sau khi đổi tên. Roh Hee-seung, 27 tuổi, người đã “xóa sổ” tên khai sinh là Lan từ 5 năm trước, cho biết: “Trước kia, khi vấp phải những chuyện tồi tệ, tôi nhận ra cái tên cũ của mình thật xui xẻo. Tên mới đã đem lại cho tôi nhiều may mắn”. nhu cầu đổi têncủa các khách hàng.
Trong văn phòng làm việc tại ĐH nữ giới Ewha, Jasper Kim – người sáng lập nhóm nghiên cứu toàn cầu Châu Á – Thái Bình Dương bình luận: “Tôi nghĩ rằng, khi cảm thấy quá bức bối với cuộc sống của mình, quá áp lực và bận rộn, người Hàn Quốc sẽ mong muốn trở thành một con người khác nhờ cái tên mới– thứ hấp dẫn với rất nhiều người”.
Riêng thầy đồng Tea Eul thì cho rằng: “Người dân Hàn Quốc có xu hướng tìm kiếm một cuộc sống mới và khởi đầu lại, bởi với họ, cuộc sống hiện tại quá tồi tệ. Nhưng thực tế, cuộc sống không tới mức như vậy, nó phụ thuộc vào cách bạn xoay xở, xử lý ra sao với những tình huống mà mình gặp phải”. Tea Eul cũng bình luận, quá nhiều người muốn đổi tên đang là một thực tế đáng buồn tại Hàn Quốc.
Tuy nhiên, với những người đã sở hữu tên mới như cô gái trẻ Yu Do-huyn thì mọi chuyện vẫn khá tốt đẹp. “Sau khi đổi tên, tôi cảm thấy tự tin hơn nhiều”, Yu cho hay.
0 comments:
Đăng nhận xét