Một xu hướng đang dần trở nên phổ biến trong sinh viên hiện nay: tự tạo những ký túc xá (KTX) mini cho mình. Sinh viên thuê những khu nhà lớn và ở từ 15 đến 30 người. .
Một không gian mới mở ra, thay thế cho những khu nhà trọ sinh viên tồi tàn, chật chội
Nhẹ tiền, nhiều niềm vui
Khi nhà trọ ở gần trường thường có giá “cắt cổ”, điện nước tính giá “trên trời”, lại thường bị quản lý về thời gian, chẳng may gặp phải chủ nhà khó tính, mọi sinh hoạt sẽ trở nên rất trở ngại thì “KTX mini” trở thành lựa chọn tốt của nhiều sinh viên. Đa số các bạn đều “kết” nó vì không khí vui vẻ quây quần, lại tự do về thời gian. Giá thành của các nhà trọ cho thuê nguyên căn lại khá rẻ và đầy đủ điện, nước. Nguyễn Khắc Trường (trường CĐ Công nghiệp Thực phẩm) cùng 12 người đồng hương thuê một khu nhà 5 tầng, mỗi tầng 25m2 ở Xuân Mai, Hà Nội với giá 6 triệu đồng/ tháng. Tổng cộng, Trường chỉ phải chi trả khoảng 600.000 đồng/ tháng, bao gồm cả tiền nhà, điện, nước… mà có thể dùng khá thoải mái.
“KTX mini” đang dần trở thành một xu hướng được
các bạn sinh viên ưa chuộng, thay cho những căn
nhà trọ bí bách, lụp xụp, giá lại không hề rẻ.
Hoàng Lan (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cùng 25 bạn đồng hương thuê một căn nhà 3 tầng, mỗi tầng 100m2 với mức giá 13 triệu đồng/ tháng. Tại “KTX mini” ấy, các bạn cùng ăn uống, cùng học tập, vui chơi… với chi phí tính ra khá mềm. Hơn nữa, họ còn có thể đùm bọc lẫn nhau về tài chính và sức khỏe như một gia đình.
Đối với sinh viên mới học năm đầu hoặc năm thứ hai, “KTX mini” thường là nơi tập hợp bạn bè cùng học chung hồi phổ thông hoặc đồng hương. Trái lại, sinh viên năm cuối lại hay ở chung với bạn bè, anh em, người quen hoặc thậm chí là “lôi kéo” qua mạng khi không tìm đủ người chung nhà. “KTX mini” đang dần trở thành một xu hướng được các bạn sinh viên ưa chuộng, thay cho những căn nhà trọ bí bách, lụp xụp, giá lại không hề rẻ.
Không thiếu những khúc mắc
Trong khu nhà bạn Khắc Trường đã từng xảy ra chuyện mọi người đùn đẩy công việc cho nhau, thí dụ, mặc dù được phân công dọn dẹp, đổ rác những lại để cuối tuần mới mang rác đi đổ, vì thế mùi hôi thối bốc lên rất khó chịu. Một vài thành viên không có ý thức giữ vệ sinh chung nên đôi lúc, vào các sáng Chủ nhật, tất cả mọi người trong “KTX mini” này phải làm tổng vệ sinh vì nước bẩn tràn ra ngoài, sàn nhà thì đầy bụi…
Yến Thanh (trường ĐH Sư phạm Hà Nội) tỏ ra chán nản: “Đầu tiên, mình ở chung với vài người bạn, rồi họ rủ thêm người quen về. Dần dần, cả khu nhà trở nên rất hỗn loạn, đông đúc, ồn ào vì không có người quản lý. Ở lâu cũng biết tính xấu của nhau nên hay cãi vã và khi nội bộ bất hòa thì ra đi là điều dễ hiểu!”.
Ngoài ra, các nhà trọ dạng này thường nằm ở xa trường, khiến việc đi lại của các bạn không có phương tiện tương đối khó khăn. Do người thuê tự quản nên an ninh không được đảm bảo, tình trạng mất đồ dễ xảy ra. Bạn Nguyễn Huy từng bị mất ví và điện thoại trong chính phòng mình: “Nhà toàn người quen nên mình không đề phòng, hôm đó lại có khách, chẳng biết nghi cho ai”. Chung nhà, chung cả đồ đạc cũng gây ra khá nhiều rắc rối: Lúc đó có người chuyển đi, tất cả đều khốn đốn vì không biết tính toán tiền nong thế nào cho phù hợp.
Bí quyết cho một “ngôi nhà hạnh phúc”
Việc sống chung nhà trọ, nhất là sống chung đông người, lại không chịu sự quản lý của chủ nhà đòi hỏi mỗi thành viên phải có tính kỷ luật, tinh thần tập thể cao, sẵn sàng chia sẻ, góp ý trong sinh hoạt, học tập. Để nó thực sự là một gia đình, nhiều khu “KTX mini” đã đề ra “nội quy thép”, buộc mọi người phải tuân thủ, ai vi phạm thì sẽ bị phạt, hình thức có thể là mời ăn uống, “chiến tranh lạnh”, bắt nấu cơm, rủa bát, làm việc nhà… Lập thời gian biểu hợp lý, phân công nhiệm vụ và công việc cụ thể, rõ ràng cũng là điều nên làm, nếu muốn tránh hiện tượng đùn đẩy rồi gây tranh cãi.
Nhẹ tiền, nhiều niềm vui
Khi nhà trọ ở gần trường thường có giá “cắt cổ”, điện nước tính giá “trên trời”, lại thường bị quản lý về thời gian, chẳng may gặp phải chủ nhà khó tính, mọi sinh hoạt sẽ trở nên rất trở ngại thì “KTX mini” trở thành lựa chọn tốt của nhiều sinh viên. Đa số các bạn đều “kết” nó vì không khí vui vẻ quây quần, lại tự do về thời gian. Giá thành của các nhà trọ cho thuê nguyên căn lại khá rẻ và đầy đủ điện, nước. Nguyễn Khắc Trường (trường CĐ Công nghiệp Thực phẩm) cùng 12 người đồng hương thuê một khu nhà 5 tầng, mỗi tầng 25m2 ở Xuân Mai, Hà Nội với giá 6 triệu đồng/ tháng. Tổng cộng, Trường chỉ phải chi trả khoảng 600.000 đồng/ tháng, bao gồm cả tiền nhà, điện, nước… mà có thể dùng khá thoải mái.
“KTX mini” đang dần trở thành một xu hướng được
các bạn sinh viên ưa chuộng, thay cho những căn
nhà trọ bí bách, lụp xụp, giá lại không hề rẻ.
Đối với sinh viên mới học năm đầu hoặc năm thứ hai, “KTX mini” thường là nơi tập hợp bạn bè cùng học chung hồi phổ thông hoặc đồng hương. Trái lại, sinh viên năm cuối lại hay ở chung với bạn bè, anh em, người quen hoặc thậm chí là “lôi kéo” qua mạng khi không tìm đủ người chung nhà. “KTX mini” đang dần trở thành một xu hướng được các bạn sinh viên ưa chuộng, thay cho những căn nhà trọ bí bách, lụp xụp, giá lại không hề rẻ.
Không thiếu những khúc mắc
Trong khu nhà bạn Khắc Trường đã từng xảy ra chuyện mọi người đùn đẩy công việc cho nhau, thí dụ, mặc dù được phân công dọn dẹp, đổ rác những lại để cuối tuần mới mang rác đi đổ, vì thế mùi hôi thối bốc lên rất khó chịu. Một vài thành viên không có ý thức giữ vệ sinh chung nên đôi lúc, vào các sáng Chủ nhật, tất cả mọi người trong “KTX mini” này phải làm tổng vệ sinh vì nước bẩn tràn ra ngoài, sàn nhà thì đầy bụi…
Yến Thanh (trường ĐH Sư phạm Hà Nội) tỏ ra chán nản: “Đầu tiên, mình ở chung với vài người bạn, rồi họ rủ thêm người quen về. Dần dần, cả khu nhà trở nên rất hỗn loạn, đông đúc, ồn ào vì không có người quản lý. Ở lâu cũng biết tính xấu của nhau nên hay cãi vã và khi nội bộ bất hòa thì ra đi là điều dễ hiểu!”.
Ngoài ra, các nhà trọ dạng này thường nằm ở xa trường, khiến việc đi lại của các bạn không có phương tiện tương đối khó khăn. Do người thuê tự quản nên an ninh không được đảm bảo, tình trạng mất đồ dễ xảy ra. Bạn Nguyễn Huy từng bị mất ví và điện thoại trong chính phòng mình: “Nhà toàn người quen nên mình không đề phòng, hôm đó lại có khách, chẳng biết nghi cho ai”. Chung nhà, chung cả đồ đạc cũng gây ra khá nhiều rắc rối: Lúc đó có người chuyển đi, tất cả đều khốn đốn vì không biết tính toán tiền nong thế nào cho phù hợp.
Bí quyết cho một “ngôi nhà hạnh phúc”
Việc sống chung nhà trọ, nhất là sống chung đông người, lại không chịu sự quản lý của chủ nhà đòi hỏi mỗi thành viên phải có tính kỷ luật, tinh thần tập thể cao, sẵn sàng chia sẻ, góp ý trong sinh hoạt, học tập. Để nó thực sự là một gia đình, nhiều khu “KTX mini” đã đề ra “nội quy thép”, buộc mọi người phải tuân thủ, ai vi phạm thì sẽ bị phạt, hình thức có thể là mời ăn uống, “chiến tranh lạnh”, bắt nấu cơm, rủa bát, làm việc nhà… Lập thời gian biểu hợp lý, phân công nhiệm vụ và công việc cụ thể, rõ ràng cũng là điều nên làm, nếu muốn tránh hiện tượng đùn đẩy rồi gây tranh cãi.
0 comments:
Đăng nhận xét