Với số điểm: Toán 9; Lý 9,5; Hoá 9,5 và cộng 1 điểm ưu tiên khu vực, cậu học trò nghèo Phạm Văn Đích đã trở thành thủ khoa Học viện Kỹ thuật Quân sự 2012.
Nghèo nhất làng
Phạm Văn Đích sinh ra ở vùng quê bãi nghèo ven sông Hồng (đội 10 thôn Hà Châu, xã Hoàng Hanh, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên)- một trong những xã nghèo nhất của tỉnh Hưng Yên.
Muốn vào được nhà Đích phải lội qua một vũng nước lớn. Đích kể, trước đây khu này là cái ao của làng, nay được lấp đi để xây dựng nhà tình thương. Mỗi lần có mưa lớn, nước mưa ngập lênh láng cả ngoài sân lẫn trong nhà, đi lại cũng vô cùng khó khăn.
Khi chúng tôi vào, Đích vẫn đang ngồi trên chiếc giường cũ ọp ẹp gần cửa sổ để ôn tập Tiếng Anh. Đối diện với chiếc giường cũ là góc học tập của Tĩnh nhưng từ lâu chàng trai này đã không dùng bởi chiếc bàn học bằng gỗ ép đã mục nát. Từ đó, Đích chọn chiếc giường gần cửa sổ tận dụng ánh sáng trời để làm chỗ học tập của riêng mình.
Bố mất từ khi Đích còn nằm trong bụng mẹ. Đã gần 20 năm nay, hai mẹ con vẫn ngày ngày rau cháo nuôi nhau. Gia tài lớn nhất của cả nhà có lẽ là 1,5 sào ngô ngoài bãi. Dù có làm việc cật lực thì mỗi năm gia đình Đích cũng chỉ thu được vài bao ngô.
Nhà nghèo lại không có nghề phụ nên những lúc rảnh rỗi, chị Bùi Thị Tĩnh (mẹ của Đích) không ngần ngại chạy vạy khắp nơi, cứ ở đâu có người nhận làm thuê, làm mướn thì chị chẳng tiếc công sức.
Không có tiền mua thịt cá nên phần lớn các bữa cơm đều chỉ có rau luộc cùng ít đậu và lạc. Khi chúng tôi vào thăm nhà, hai mẹ con Đích cũng chỉ ăn cơm với ít đậu chấm nước nắm.
Cả năm học, Đích cũng chỉ có vài bộ quần áo để thay nhau. Không ít lần trời mưa lớn, quần áo chưa kịp khô Đích đành phải mặc quần áo còn ẩm để đến trường.
Nói đến đây, chị Tĩnh nhìn sang cậu con trai cười mà trêu rằng: “Nhiều lần có bạn gái đến chơi nó vẫn quần đùi chạy ra tiếp khách như thường". Đó cũng chỉ là trách yêu cậu con trai yêu quý của mình bởi chị Tĩnh hiểu, cả năm cũng chỉ có một hai bộ quần áo đổi nhau thì nhiều lúc cũng phải "vô ý" là chuyện thường.
Chị Tĩnh nghẹn ngào kể lại, trước đây khi Đích chỉ mới 2 tuổi nhưng vì không có người thân giúp đỡ nên chị đã phải đưa cả con ra đồng. Chị phải vừa trông con, vừa cấy gặt, mò cua bắt ốc kiếm bữa cơm đạm bạc qua ngày. Đã bao lần chị Tĩnh khóc thầm vì tủi thân cho số phận của mình và khóc vì thương con.
Đến bây giờ, người trong làng vẫn thường kể nhau câu chuyện chàng trai thủ khoa Học viện Kỹ thuật quân sự đã biết "ra đồng" cùng mẹ khi mới chỉ lên 2 tuổi.
Căn nhà nhỏ nghèo nàn, dột nát của 2 mẹ con chẳng có tài sản gì đáng giá ngoài những đồ dùng sinh hoạt đã cũ kỹ. “Năm ngoái, Đích lĩnh được tiền học bổng một triệu đồng, mua được cái bếp gas còn lại trả nợ hết” – Chị Tĩnh nhớ lại.
Có lẽ chiếc bếp ga cũng là đồ đạc hiện đạt nhất trong nhà đơn sơ này. Mỗi khi nắng ráo, hai mẹ con cũng không dám “phung phí” ga mà đưa đồ ra bếp củi phía ngoài nhà để đun nấu.
Căn nhà của hai mẹ con Đích cũ kỹ, dột nhiều năm nay nhưng không có tiền để sửa chữa. Mỗi khi trời mưa, nước trong nhà lênh láng không khác gì ngoài sân. Không có tiền để sửa chữa, hai mẹ con đành lấy nilon che chắn những chỗ dột trong nhà.
Khốn khó vất vả nhưng mẹ Đích luôn động viên em cố gắng học tập để sau này có một tương lai tươi sáng, thoát cảnh nghèo khổ.
Thủ khoa từng rất mê game
Không như nhiều thủ khoa khác, Đích không có những thành tích đặc biệt xuất sắc trong suốt 12 năm học phổ thông. Trước đây do không chú tâm vào việc học nên Đích chỉ là học sinh khá và thi không đỗ vào trường chuyên của tỉnh Hưng Yên.
Cũng ít ai biết rằng, chàng trai thủ khoa Học viện Kỹ thuật quân sự cũng đã có một thời gian mê game trốn học. Đích nhớ lại, “khi còn học lớp 9, lớp 10, em mê game lắm. Nhiều khi trốn cả học, đi gần chục cây số để chơi game. Lớp có mấy đứa con trai thì tất cả đều chơi game”.
Đích cho biết, các bạn trong lớp cũng rất quý mình nên dù không có tiền nhưng trong các lần đi chơi game các bạn đều đứng ra trả hộ.
Nhưng rồi, bản thân Đích cũng nhận ra những tác hại của việc sa đà khi chơi game. Thương mẹ, Đích quyết tâm từ bỏ game, để những giọt mồ hôi của mẹ không rơi một cách lãng phí.
Từ bỏ chơi game, Đích học giỏi lên rõ rệt. Từ học sinh của một lớp bình thường trong trường, hai năm liền Đích liên tục được chuyển sang lớp chọn tốt nhất để các thầy cô tiện bồi dưỡng, theo dõi.
Lên lớp 11 được sự động viên quan tâm của các thầy cô và bạn bè, Đích bắt đầu phấn đấu bằng chính khả năng của mình. Không phụ công sức của em, hai năm liền lớp 11 và lớp 12, chàng trai này đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Biết được hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của em, 3 năm học ở trường THPT Trần Hưng Đạo, Đích đều được nhà trường miễn toàn bộ tiền học phí, học phụ đạo trên lớp. Ngay từ những lần nhà trường tổ chức thi thử Đại học, em cũng đã 2 lần đạt điểm số cao nhất ở trường THPT Trần Hưng Đạo.
Đích chia sẻ lý do chọn Học viện kỹ thuật quân sự bởi nếu thi đỗ gia đình em sẽ không phải nộp học phí còn giảm bớt gánh nặng cho mẹ. Thương mẹ vất vả, Đích càng tự hứa với bản thân sẽ phải cố gắng để đạt thành tích cao nhất và em đã được toại nguyện khi giành ngôi vị thủ khoa Học viện Kỹ thuật quân sự.
Ngày Đích biết mình đỗ thủ khoa Học viện Kỹ thuật quân sự, thầy cô, bạn bè, làng xóm sang chúc mừng rất đông. Dù đỗ rất cao nhưng hiện tại chàng trai này vẫn chưa có tiền để khao bạn bè một bữa đúng nghĩa. Mọi người cũng chung vui cùng hai mẹ con bên chén trà xanh nhàn nhạt nhưng câu chuyện bao giờ cũng rôm rả và tràn ngập tiếng cười.
Dù đã đỗ đại học nhưng những ngày này, Đích vẫn thường đi xoáy long nhãn giúp mẹ kiếm tiền. Chàng trai này cho biết sẽ dành lại số tiền ít ỏi này gửi lại để mẹ dùng mỗi khi đau yếu trong thời gian em đi học.
"Nghe tin con đỗ đại học tôi vui lắm, nhưng chưa hết lo vì còn cả chặng đường phía trước. Là mẹ, chỉ mong con thành đạt trong cuộc đời, dù có vất vả mấy thì cũng sẽ cố gắng vượt qua cho con ăn học" - Bà Tĩnh nghẹn ngào chia sẻ.
Trong ánh mắt của người mẹ nghèo vẫn còn đó những suy tư, lo lắng cho tương lai của cậu con trai vì bà biết thành công hôm nay chỉ là bước khởi đầu rất nhỏ trên quãng đường đời phía trước.
Phạm Văn Đích sinh ra ở vùng quê bãi nghèo ven sông Hồng (đội 10 thôn Hà Châu, xã Hoàng Hanh, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên)- một trong những xã nghèo nhất của tỉnh Hưng Yên.
Muốn vào được nhà Đích phải lội qua một vũng nước lớn. Đích kể, trước đây khu này là cái ao của làng, nay được lấp đi để xây dựng nhà tình thương. Mỗi lần có mưa lớn, nước mưa ngập lênh láng cả ngoài sân lẫn trong nhà, đi lại cũng vô cùng khó khăn.
Khi chúng tôi vào, Đích vẫn đang ngồi trên chiếc giường cũ ọp ẹp gần cửa sổ để ôn tập Tiếng Anh. Đối diện với chiếc giường cũ là góc học tập của Tĩnh nhưng từ lâu chàng trai này đã không dùng bởi chiếc bàn học bằng gỗ ép đã mục nát. Từ đó, Đích chọn chiếc giường gần cửa sổ tận dụng ánh sáng trời để làm chỗ học tập của riêng mình.
Dù là ngày nắng nhưng muốn vào nhà
Đích vẫn phải đi qua một cái "ao nhỏ"
Ở cái xã nghèo nhất huyện Hưng Yên này, có lẽ hoàn cảnh của hai mẹ con Đích lại được xếp vào diện cùng khổ nhất. Gia cảnh nhà Đích, toàn bộ người dân trong làng đều nắm rõ như lòng bàn tay. Đích vẫn phải đi qua một cái "ao nhỏ"
Bố mất từ khi Đích còn nằm trong bụng mẹ. Đã gần 20 năm nay, hai mẹ con vẫn ngày ngày rau cháo nuôi nhau. Gia tài lớn nhất của cả nhà có lẽ là 1,5 sào ngô ngoài bãi. Dù có làm việc cật lực thì mỗi năm gia đình Đích cũng chỉ thu được vài bao ngô.
Nhà nghèo lại không có nghề phụ nên những lúc rảnh rỗi, chị Bùi Thị Tĩnh (mẹ của Đích) không ngần ngại chạy vạy khắp nơi, cứ ở đâu có người nhận làm thuê, làm mướn thì chị chẳng tiếc công sức.
Không có tiền mua thịt cá nên phần lớn các bữa cơm đều chỉ có rau luộc cùng ít đậu và lạc. Khi chúng tôi vào thăm nhà, hai mẹ con Đích cũng chỉ ăn cơm với ít đậu chấm nước nắm.
Vì không có tiền sửa chữa nên hai mẹ con Đích đành
phải dùng tạm nilon để che những vết dột trên trần nhà
phải dùng tạm nilon để che những vết dột trên trần nhà
Cả năm học, Đích cũng chỉ có vài bộ quần áo để thay nhau. Không ít lần trời mưa lớn, quần áo chưa kịp khô Đích đành phải mặc quần áo còn ẩm để đến trường.
Nói đến đây, chị Tĩnh nhìn sang cậu con trai cười mà trêu rằng: “Nhiều lần có bạn gái đến chơi nó vẫn quần đùi chạy ra tiếp khách như thường". Đó cũng chỉ là trách yêu cậu con trai yêu quý của mình bởi chị Tĩnh hiểu, cả năm cũng chỉ có một hai bộ quần áo đổi nhau thì nhiều lúc cũng phải "vô ý" là chuyện thường.
Chị Tĩnh nghẹn ngào kể lại, trước đây khi Đích chỉ mới 2 tuổi nhưng vì không có người thân giúp đỡ nên chị đã phải đưa cả con ra đồng. Chị phải vừa trông con, vừa cấy gặt, mò cua bắt ốc kiếm bữa cơm đạm bạc qua ngày. Đã bao lần chị Tĩnh khóc thầm vì tủi thân cho số phận của mình và khóc vì thương con.
Đến bây giờ, người trong làng vẫn thường kể nhau câu chuyện chàng trai thủ khoa Học viện Kỹ thuật quân sự đã biết "ra đồng" cùng mẹ khi mới chỉ lên 2 tuổi.
Căn nhà nhỏ nghèo nàn, dột nát của 2 mẹ con chẳng có tài sản gì đáng giá ngoài những đồ dùng sinh hoạt đã cũ kỹ. “Năm ngoái, Đích lĩnh được tiền học bổng một triệu đồng, mua được cái bếp gas còn lại trả nợ hết” – Chị Tĩnh nhớ lại.
Có lẽ chiếc bếp ga cũng là đồ đạc hiện đạt nhất trong nhà đơn sơ này. Mỗi khi nắng ráo, hai mẹ con cũng không dám “phung phí” ga mà đưa đồ ra bếp củi phía ngoài nhà để đun nấu.
Căn nhà của hai mẹ con Đích cũ kỹ, dột nhiều năm nay nhưng không có tiền để sửa chữa. Mỗi khi trời mưa, nước trong nhà lênh láng không khác gì ngoài sân. Không có tiền để sửa chữa, hai mẹ con đành lấy nilon che chắn những chỗ dột trong nhà.
Khốn khó vất vả nhưng mẹ Đích luôn động viên em cố gắng học tập để sau này có một tương lai tươi sáng, thoát cảnh nghèo khổ.
Thủ khoa từng rất mê game
Không như nhiều thủ khoa khác, Đích không có những thành tích đặc biệt xuất sắc trong suốt 12 năm học phổ thông. Trước đây do không chú tâm vào việc học nên Đích chỉ là học sinh khá và thi không đỗ vào trường chuyên của tỉnh Hưng Yên.
Cũng ít ai biết rằng, chàng trai thủ khoa Học viện Kỹ thuật quân sự cũng đã có một thời gian mê game trốn học. Đích nhớ lại, “khi còn học lớp 9, lớp 10, em mê game lắm. Nhiều khi trốn cả học, đi gần chục cây số để chơi game. Lớp có mấy đứa con trai thì tất cả đều chơi game”.
Đích cho biết, các bạn trong lớp cũng rất quý mình nên dù không có tiền nhưng trong các lần đi chơi game các bạn đều đứng ra trả hộ.
Nhưng rồi, bản thân Đích cũng nhận ra những tác hại của việc sa đà khi chơi game. Thương mẹ, Đích quyết tâm từ bỏ game, để những giọt mồ hôi của mẹ không rơi một cách lãng phí.
Từ bỏ chơi game, Đích học giỏi lên rõ rệt. Từ học sinh của một lớp bình thường trong trường, hai năm liền Đích liên tục được chuyển sang lớp chọn tốt nhất để các thầy cô tiện bồi dưỡng, theo dõi.
Lên lớp 11 được sự động viên quan tâm của các thầy cô và bạn bè, Đích bắt đầu phấn đấu bằng chính khả năng của mình. Không phụ công sức của em, hai năm liền lớp 11 và lớp 12, chàng trai này đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Biết được hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của em, 3 năm học ở trường THPT Trần Hưng Đạo, Đích đều được nhà trường miễn toàn bộ tiền học phí, học phụ đạo trên lớp. Ngay từ những lần nhà trường tổ chức thi thử Đại học, em cũng đã 2 lần đạt điểm số cao nhất ở trường THPT Trần Hưng Đạo.
Đích chia sẻ lý do chọn Học viện kỹ thuật quân sự bởi nếu thi đỗ gia đình em sẽ không phải nộp học phí còn giảm bớt gánh nặng cho mẹ. Thương mẹ vất vả, Đích càng tự hứa với bản thân sẽ phải cố gắng để đạt thành tích cao nhất và em đã được toại nguyện khi giành ngôi vị thủ khoa Học viện Kỹ thuật quân sự.
Góc học tập của Đích cũng chính là chiếc
giường ngủ bên cạnh cửa sổ đểtận dụng ánh sáng tự nhiên
giường ngủ bên cạnh cửa sổ đểtận dụng ánh sáng tự nhiên
Ngày Đích biết mình đỗ thủ khoa Học viện Kỹ thuật quân sự, thầy cô, bạn bè, làng xóm sang chúc mừng rất đông. Dù đỗ rất cao nhưng hiện tại chàng trai này vẫn chưa có tiền để khao bạn bè một bữa đúng nghĩa. Mọi người cũng chung vui cùng hai mẹ con bên chén trà xanh nhàn nhạt nhưng câu chuyện bao giờ cũng rôm rả và tràn ngập tiếng cười.
Dù đã đỗ đại học nhưng những ngày này, Đích vẫn thường đi xoáy long nhãn giúp mẹ kiếm tiền. Chàng trai này cho biết sẽ dành lại số tiền ít ỏi này gửi lại để mẹ dùng mỗi khi đau yếu trong thời gian em đi học.
"Nghe tin con đỗ đại học tôi vui lắm, nhưng chưa hết lo vì còn cả chặng đường phía trước. Là mẹ, chỉ mong con thành đạt trong cuộc đời, dù có vất vả mấy thì cũng sẽ cố gắng vượt qua cho con ăn học" - Bà Tĩnh nghẹn ngào chia sẻ.
Trong ánh mắt của người mẹ nghèo vẫn còn đó những suy tư, lo lắng cho tương lai của cậu con trai vì bà biết thành công hôm nay chỉ là bước khởi đầu rất nhỏ trên quãng đường đời phía trước.
0 comments:
Đăng nhận xét