Trượt đại học với nhiều bạn trẻ là cú sốc đầu đời không dễ vượt qua.
Ngay sau khi các trường đại học, cao đẳng công bố điểm thi tuyển sinh 2012, nhiều thí sinh vui mừng với điểm số cao, nhưng cũng không hiếm sĩ tử bị... hoảng loạn, thậm chí muốn tự tử chỉ vì thi trượt. Bị trầm cảm và mắc chứng rối loạn tâm thần do áp lực học hành, thi cử đang trở thành vấn đề đáng báo động đối với học sinh, sinh viên. Nếu không có cái nhìn đúng đắn và tích cực, teen rất dễ hành động sai lầm.
Rạch tay tự sát vì điểm thi quá thấp
Đó là câu chuyện buồn về cô nữ sinh xuất sắc của trường THPT chuyên Hùng Vương. N.T.H học rất giỏi, cuối năm lớp 12, H lại đoạt giải Ba thành phố môn Văn.
H tự tin lựa chọn một trường ĐH danh tiếng. Ai cũng chắc chắn 100% H sẽ đỗ đại học. Nhưng đến khi biết điểm thi quá thấp, thậm chí không đủ điểm sàn xét tuyển vào trường, H xấu hổ với bạn bè, gia đình, làng xóm và thất vọng với chính mình, đóng cửa phòng khóc suốt mấy ngày liền. Không ăn, không ngủ, không gặp gỡ bất cứ ai. Tình trạng đó kéo dài hơn một tuần liền đến khi gia đình phát hiện H rạch tay tự tử. Rất may, H được cứu sống kịp thời. Nhưng những ngày nằm dưới bệnh viện đa khoa tỉnh vẫn không giúp sức khỏe và tinh thần của H khá lên.
“Trong chuyến công tác dưới bệnh viện tỉnh, tôi đã chứng kiến rất nhiều trường hợp các em học sinh mắc bệnh trầm cảm, rối loạn tâm thần hoặc tự sát bản thân vì áp lực thi cử. Có cậu nam sinh dưới bệnh viện tỉnh Vĩnh Phúc mà tôi gặp, ngay sau khi kết thúc kỳ thi đã có biểu hiện rất lạ. Do làm bài thi không tốt, sai một vài câu nên thường xuyên lo lắng đến mất ăn, mất ngủ và tưởng tượng ra cảnh mình trượt ĐH. Cậu nam sinh không dám ra khỏi nhà, đóng kín cửa ở một mình và lảm nhảm những câu nói không ai hiểu nổi. Hiện tại, nam sinh này đã đỡ bệnh, nhưng không ai dám nhắc đến điểm thi ĐH trước mặt cậu bé” - Ths,BS Nguyễn Thị Vân (Phó trưởng khoa Nhi – BV Tâm thần Trung ương) kể lại.
Đỗ đại học vẫn... tâm thần
Câu chuyện ngược đời đến khó tin về cậu bạn tên Hùng (PV-tên nhân vật đã được thay đổi) quê Xuân Trường, Nam Định. Hùng nhiều năm liền là học sinh giỏi và là tấm gương sáng về lòng hiếu học. Cậu trở thành niềm hy vọng và tự hào của cả gia đình.
Không phụ lòng mong mỏi, Hùng thi đại học với số điểm cao: 26 điểm, và chắc chắn đỗ vào trường ĐH mà Hùng mong muốn. Tuy nhiên, cũng chính thời điểm này Hùng bắt đầu có những biểu hiện của chứng bệnh tâm thần.
Hùng luôn cho rằng mình là người tài giỏi và thường mất ăn, mất ngủ với suy nghĩ đó. Bố mẹ vội vã đưa Hùng tới Viện sức khỏe tâm thần. Tính đến hôm nay là ngày điều trị thứ 11 của Hùng, bệnh nhân cũng đã dần ổn định sức khỏe.
Tìm hiểu thêm về những trường hợp bệnh nhân khác, BSCK II. Nguyễn Văn Dũng (chuyên ngành tâm thần - trưởng phòng T4 – Nghiện chất, Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai) cho biết thêm: Mới đây, Viện nhận thêm một bệnh nhân 17 tuổi bị mắc chứng bệnh rối loạn nhân cách do áp lực thi cử.
Bệnh nhân tên Dương (PV-tên nhân vật đã được thay đổi), là một học sinh giỏi ở trường chuyên tại Hà Nội. Theo lời kể từ phía gia đình, sau khi thi môn thứ nhất, Dương có một số biểu hiện thất thường, sau khi môn thi thứ 2 nói lảm nhảm rất nhiều và kết thúc môn thứ 3 thì Dương luôn khẳng định chắc chắn mình đỗ. Sau đó một thời gian, Dương lên cơn co giật khi nhận tin sốc mình chỉ đạt 15 điểm và gia đình phải ngay lập tức đưa Dương đi cấp cứu.
Hiện tại, Viện sức khỏe Tâm thần đang điều trị 3 trường hợp bệnh nhân là học sinh, sinh viên. Còn BV Tâm thần Trung ương tiếp nhận 2 bệnh nhân trong đó có một người từng học ở Singapore.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi năm số thí sinh trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ chỉ chiếm chưa đến 30%, còn lại gần 70% thí sinh phải chấp nhận rời xa cánh cửa ĐH, CĐ. Cũng theo số liệu mới nhất cho thấy, cứ sau mỗi kỳ thi đại học, cao đẳng, có khoảng 2-3 vụ học sinh tự tử vì trượt đại học. Bên cạnh đó, con số các bệnh nhân đến khám tâm thần vì sốc, hay trầm cảm do trượt đại học cũng tăng đáng kể.
Đặc biệt, trong mùa thi năm 2011, ngay tại điểm thi, một thí sinh đã có hành vi nhảy lan can tự tử vì bị đình chỉ thi. Đó là một thí sinh nữ tại điểm thi Trường THPT Dân lập Lô-mô-lô-xôp (Hà Nội) của ĐHQG Hà Nội. Rất may các cán bộ tại đây đã kịp thời ngăn cản hành động của em nữ sinh này.
Rạch tay tự sát vì điểm thi quá thấp
Đó là câu chuyện buồn về cô nữ sinh xuất sắc của trường THPT chuyên Hùng Vương. N.T.H học rất giỏi, cuối năm lớp 12, H lại đoạt giải Ba thành phố môn Văn.
H tự tin lựa chọn một trường ĐH danh tiếng. Ai cũng chắc chắn 100% H sẽ đỗ đại học. Nhưng đến khi biết điểm thi quá thấp, thậm chí không đủ điểm sàn xét tuyển vào trường, H xấu hổ với bạn bè, gia đình, làng xóm và thất vọng với chính mình, đóng cửa phòng khóc suốt mấy ngày liền. Không ăn, không ngủ, không gặp gỡ bất cứ ai. Tình trạng đó kéo dài hơn một tuần liền đến khi gia đình phát hiện H rạch tay tự tử. Rất may, H được cứu sống kịp thời. Nhưng những ngày nằm dưới bệnh viện đa khoa tỉnh vẫn không giúp sức khỏe và tinh thần của H khá lên.
Áp lực thi cử, học hành khiến nhiều bạn trẻ mắc chứng tâm thần
“Trong chuyến công tác dưới bệnh viện tỉnh, tôi đã chứng kiến rất nhiều trường hợp các em học sinh mắc bệnh trầm cảm, rối loạn tâm thần hoặc tự sát bản thân vì áp lực thi cử. Có cậu nam sinh dưới bệnh viện tỉnh Vĩnh Phúc mà tôi gặp, ngay sau khi kết thúc kỳ thi đã có biểu hiện rất lạ. Do làm bài thi không tốt, sai một vài câu nên thường xuyên lo lắng đến mất ăn, mất ngủ và tưởng tượng ra cảnh mình trượt ĐH. Cậu nam sinh không dám ra khỏi nhà, đóng kín cửa ở một mình và lảm nhảm những câu nói không ai hiểu nổi. Hiện tại, nam sinh này đã đỡ bệnh, nhưng không ai dám nhắc đến điểm thi ĐH trước mặt cậu bé” - Ths,BS Nguyễn Thị Vân (Phó trưởng khoa Nhi – BV Tâm thần Trung ương) kể lại.
Đỗ đại học vẫn... tâm thần
Câu chuyện ngược đời đến khó tin về cậu bạn tên Hùng (PV-tên nhân vật đã được thay đổi) quê Xuân Trường, Nam Định. Hùng nhiều năm liền là học sinh giỏi và là tấm gương sáng về lòng hiếu học. Cậu trở thành niềm hy vọng và tự hào của cả gia đình.
Không phụ lòng mong mỏi, Hùng thi đại học với số điểm cao: 26 điểm, và chắc chắn đỗ vào trường ĐH mà Hùng mong muốn. Tuy nhiên, cũng chính thời điểm này Hùng bắt đầu có những biểu hiện của chứng bệnh tâm thần.
Hùng luôn cho rằng mình là người tài giỏi và thường mất ăn, mất ngủ với suy nghĩ đó. Bố mẹ vội vã đưa Hùng tới Viện sức khỏe tâm thần. Tính đến hôm nay là ngày điều trị thứ 11 của Hùng, bệnh nhân cũng đã dần ổn định sức khỏe.
Tìm hiểu thêm về những trường hợp bệnh nhân khác, BSCK II. Nguyễn Văn Dũng (chuyên ngành tâm thần - trưởng phòng T4 – Nghiện chất, Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai) cho biết thêm: Mới đây, Viện nhận thêm một bệnh nhân 17 tuổi bị mắc chứng bệnh rối loạn nhân cách do áp lực thi cử.
Bệnh nhân tên Dương (PV-tên nhân vật đã được thay đổi), là một học sinh giỏi ở trường chuyên tại Hà Nội. Theo lời kể từ phía gia đình, sau khi thi môn thứ nhất, Dương có một số biểu hiện thất thường, sau khi môn thi thứ 2 nói lảm nhảm rất nhiều và kết thúc môn thứ 3 thì Dương luôn khẳng định chắc chắn mình đỗ. Sau đó một thời gian, Dương lên cơn co giật khi nhận tin sốc mình chỉ đạt 15 điểm và gia đình phải ngay lập tức đưa Dương đi cấp cứu.
Thậm chí, nhiều học sinh còn dại dột tự tử vì... thi trượt
Hiện tại, Viện sức khỏe Tâm thần đang điều trị 3 trường hợp bệnh nhân là học sinh, sinh viên. Còn BV Tâm thần Trung ương tiếp nhận 2 bệnh nhân trong đó có một người từng học ở Singapore.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi năm số thí sinh trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ chỉ chiếm chưa đến 30%, còn lại gần 70% thí sinh phải chấp nhận rời xa cánh cửa ĐH, CĐ. Cũng theo số liệu mới nhất cho thấy, cứ sau mỗi kỳ thi đại học, cao đẳng, có khoảng 2-3 vụ học sinh tự tử vì trượt đại học. Bên cạnh đó, con số các bệnh nhân đến khám tâm thần vì sốc, hay trầm cảm do trượt đại học cũng tăng đáng kể.
Đặc biệt, trong mùa thi năm 2011, ngay tại điểm thi, một thí sinh đã có hành vi nhảy lan can tự tử vì bị đình chỉ thi. Đó là một thí sinh nữ tại điểm thi Trường THPT Dân lập Lô-mô-lô-xôp (Hà Nội) của ĐHQG Hà Nội. Rất may các cán bộ tại đây đã kịp thời ngăn cản hành động của em nữ sinh này.
0 comments:
Đăng nhận xét