Khám phá "màu biển đêm" không dành cho những tay phượt "đại trà" mà đó là sự chọn lựa của những tay chơi dư tiền.
Sau những chuyến cùng "chiến mã" đến với hành trình hàng ngàn km, chinh phục những cung đường nguy hiểm bậc nhất đất nước, dân phượt chính hiệu bỗng giật mình khi phát hiện mình mới đi được nửa vòng Việt Nam. Cung đường còn lại là vẻ đẹp đến mê hồn của đại dương hùng vĩ chưa được dân phượt khám phá.
Từ khát khao đến hành trình chinh phục biển không phải ai cũng có cơ hội tận hưởng. Bởi đơn thuần nó không để dành cho dân phượt tiềm lực kinh tế chỉ dừng lại ở "chiến mã hai bánh" mà ở đây là một cuộc chơi "đẳng cấp" thực sự của những tay thừa tiền nhưng thiếu chỗ lạ để... tiêu.
Vỗ nhẹ vai như khẳng định lại lời hứa, L. - dân chơi được đánh số thứ tự dòng La Mã ở đất Quảng Ninh (tức dân anh chị xã hội có tiếng) nói: "Cuộc chơi sẽ khởi động lúc 0h, không phải mang theo đồ đạc, thứ cần chuẩn bị là sức khỏe, tinh thần. Tàu và nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn sàng, ông thích bao ngày trên biển sẽ được đáp ứng, kể cả chân dài".
L. cũng không quên khuyến cáo: "Nhưng với người chưa biết bơi thì đừng dại, bởi xuôi chèo thì không sao, còn nếu có sự cố đừng hy vọng trở về vì bốn phía chỉ là màn đêm dày đặc".
Đúng như lời hứa, chiếc Land Rover bóng lộn đưa đoàn người ra cảng tàu khi đồng hồ đang chuyển sang những phút mới của ngày hôm sau. Ngồi sau vô lăng, L. liến thoắng đọc nội quy cho những khuôn mặt còn xa lạ với "màu biển đêm".
"Về nguyên tắc, 7h tối cảng tàu sẽ đóng cửa, có nghĩa tàu ra vào cảng sẽ bị phong tỏa, đặc biệt ca nô tốc độ cao càng bị cấm xuất hành vào buổi tối. Nhưng với thượng khách chúng mình thì tất cả là ngoại lệ", vừa nói L. vừa đánh lái vào một con ngõ nhỏ để cất xe rồi cùng mọi người men theo một con đường độc đạo hướng thẳng ra bờ biển, nơi hai chiếc ca nô đang nổ giòn tan, hăm hở chờ khách để xé toạc màn đêm đưa dòng người vào đêm của biển.
Biển Hạ Long (Quảng Ninh) càng sâu, màn đêm càng lặng lẽ đến khó tả, trong tốc độ đến cả trăm km/h của hai chiếc ca nô, thi thoảng người ta mới bắt gặp ánh sáng của những thuyền câu lập lờ trên biển. Bất ngờ, hai chiếc ca nô ôm khúc cua tung bọt trắng ngầu góc biển, đưa đoàn người rẽ hướng tới một hòn đảo nhỏ. L. giới thiệu đỉnh cao của câu cá ngoài khơi với đích ngắm là cá Tráp - một loại thủy sản cao cấp trong các nhà hàng.
Trước khi thả mồi, tất cả đều bước qua bài học cơ bản về kiểu câu Kisyu- tsuri (một kiểu câu cá Tráp có truyền thống hơn 400 năm của người Nhật). Đó là cách thức câu bao gồm một lưỡi câu đơn móc mồi và được bọc giấu kín trong cục mồi nhử. Bọc mồi có tác dụng giúp mồi câu không bị những con cá nhỏ ăn mất trước khi nó chìm xuống đáy nơi có cá Tráp sinh sống.
Tác dụng của các thành phần mồi xả làm vỏ bọc mồi sẽ chìm tập trung ở một khu vực nhất định không bị tan rã nhanh như các loại mồi xả khác và có tác dụng thu hút cá Tráp đen tập trung vào một điểm nhằm tạo hiệu quả cao. Kiểu câu dùng mồi xả bọc mồi câu "mồi có thể là tôm, cua, vẹm, ngô ngọt" thường dùng ở những vùng nước có mực nước sâu có dòng chảy chậm như các bờ kè vịnh, đầm phá, các bè trên vịnh.
Nhưng có vẻ từ lý thuyết đến thực tiễn kiếm được con cá sẽ còn rất xa, bởi thực tế, sau gần một giờ ôm cần câu giương mắt chờ đợi, nhóm 8 người chúng tôi nhận được chỉ vỏn vẹn vài con cá nục.
"Nhặt" hải sản trên đảo
2h30 sáng, hai chiếc ca nô lại rẽ sóng, xé toạc màn đêm đưa phi đội lao đi vào cung đường mới khám phá biển khơi hùng vĩ. Chúng tôi tò mò chưa biết hành trình tiếp theo sẽ là gì, và một chút phấp phỏng, hồi hộp pha lẫn nỗi sợ khi xung quanh chỉ toàn bóng đêm mênh mông nước và nước.
Mất hơn 20 phút lướt sóng, đoàn người bước vào cuộc hành trình mới: "đi nhặt hải sản" tại hòn đảo có tên khá thơ mộng Cát Tiên. Theo lời giới thiệu của L. "đây là thú chơi sẽ làm vui lòng người vì chắc chắn sẽ có sản phẩm". Quả không sai, sau nửa tiếng lang thang trên các mỏm đá, dân phượt cũng thu hoạch được cả ký "cù kỳ" - một loại cua biển có hai càng rất to, chân có nhiều lông, thịt chắc và rất thơm. Ăn "cù kỳ" xong, bỗng thấy ghẹ, cua ở nhà hàng chưa là gì.
Hành trình của đoàn phượt biển được tiếp tục bằng trò "săn mực". Gọi là "săn" cho oai chứ thực chất chỉ là lên tàu câu mực để thưởng thức khoái khẩu ăn mực đêm tươi sống đậm chất biển.
Theo anh Hoại, thuyền trưởng tàu câu mực mang ký hiệu HL05: "Mực thường đi ăn vào ban đêm, nên cứ khoảng chập tối, ngư dân đã chuẩn bị dụng cụ và đồ dùng cần thiết, đợi khi thủy triều lên (độ 7h tối) là có thể giong buồm ra khơi. Thuyền cách bờ khoảng 5-7 km thì neo đậu lại, và người ta dùng đèn pha rọi xuống biển để dụ mực về. Mồi nhử mực là những con tôm gắn vào lưỡi câu sắc nhọn. Thả mồi xuống biển, chẳng cần phải đợi lâu, khi mực ngửi thấy mùi thức ăn sẽ tự tìm đến".
Đêm nay, tàu của anh Hoại gặp may với số lượng mực khá lớn câu được. Khi thuyền cập bến cũng vào khoảng gần sáng, những chú mực được đưa lên bờ, theo chân cánh phụ nữ vào chợ. Từ đây, mực được chế biến với nhiều món khác nhau như hấp, chiên, nướng trong các bữa cơm gia đình, nhà hàng, quán nhậu.
Những tưởng khi đã thưởng thức đủ những món ngon của biển thì cuộc chơi cũng đến hồi kết. Vậy nhưng, lúc này, khi kim ngắn đồng hồ đã chỉ vạch số 4 thì L. lại tuyên bố một câu xanh rờn: "Pin đã được nạp có nghĩa cuộc chơi đích thực mới bắt đầu", vừa nói, L. vừa chỉ tay thẳng tiến về một hòn đảo nhỏ nơi được mệnh danh là "thánh địa" của chốn ăn chơi.
Nói là "thánh địa" nhưng tôi mới chỉ nghe giang hồ đồn đại chứ chưa từng được chiêm ngưỡng. Và quả không ngoa chút nào, lạc giữa biển khơi là một biệt thự nguy nga tráng lệ, phía trong là một hệ thống phòng ốc được trang bị âm thanh, ánh sáng hiện đại đến từng "centimet". Dường như được chuẩn bị từ trước, khi du khách bước vào, toàn bộ hệ thống âm thanh, ánh sáng "bùng nổ" như muốn đánh thức hòn đảo đang "ngủ vùi" giữa biển khơi. Tiếng nhạc cùng dòng người quyện vào nhau để thổi hồn vào chuyến phượt đêm nặng vị muối.
Đặc sản của dân câu
Nhai vội miếng mực trong mồm, ông Hoại nói: "Chỉ có người đi biển mới biết và dám ăn những con mực hãy còn tươi sống như thế". Vừa nói, ông Hoại vừa dùng dao tách đôi con mực theo chiều sống lưng, lột nhẹ để hoi, mật không bị vỡ, bóc bỏ hết lớp màng bên ngoài. Khi con mực chỉ còn lại lớp thịt trắng tinh, ông cắt từng khoanh tròn. Dân nhậu sẽ có món lạ, chấm với nước mắm chanh ớt, nhâm nhi thêm chút rượu trắng. Thế thôi mà thành món ngon của những người câu mực trong đêm.
"Săn mực" vẫn là thứ đặc sản khoái khẩu dân phượt
Độc nhất dân chơi phượt biển đêmTừ khát khao đến hành trình chinh phục biển không phải ai cũng có cơ hội tận hưởng. Bởi đơn thuần nó không để dành cho dân phượt tiềm lực kinh tế chỉ dừng lại ở "chiến mã hai bánh" mà ở đây là một cuộc chơi "đẳng cấp" thực sự của những tay thừa tiền nhưng thiếu chỗ lạ để... tiêu.
Vỗ nhẹ vai như khẳng định lại lời hứa, L. - dân chơi được đánh số thứ tự dòng La Mã ở đất Quảng Ninh (tức dân anh chị xã hội có tiếng) nói: "Cuộc chơi sẽ khởi động lúc 0h, không phải mang theo đồ đạc, thứ cần chuẩn bị là sức khỏe, tinh thần. Tàu và nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn sàng, ông thích bao ngày trên biển sẽ được đáp ứng, kể cả chân dài".
L. cũng không quên khuyến cáo: "Nhưng với người chưa biết bơi thì đừng dại, bởi xuôi chèo thì không sao, còn nếu có sự cố đừng hy vọng trở về vì bốn phía chỉ là màn đêm dày đặc".
Đúng như lời hứa, chiếc Land Rover bóng lộn đưa đoàn người ra cảng tàu khi đồng hồ đang chuyển sang những phút mới của ngày hôm sau. Ngồi sau vô lăng, L. liến thoắng đọc nội quy cho những khuôn mặt còn xa lạ với "màu biển đêm".
"Về nguyên tắc, 7h tối cảng tàu sẽ đóng cửa, có nghĩa tàu ra vào cảng sẽ bị phong tỏa, đặc biệt ca nô tốc độ cao càng bị cấm xuất hành vào buổi tối. Nhưng với thượng khách chúng mình thì tất cả là ngoại lệ", vừa nói L. vừa đánh lái vào một con ngõ nhỏ để cất xe rồi cùng mọi người men theo một con đường độc đạo hướng thẳng ra bờ biển, nơi hai chiếc ca nô đang nổ giòn tan, hăm hở chờ khách để xé toạc màn đêm đưa dòng người vào đêm của biển.
Biển Hạ Long (Quảng Ninh) càng sâu, màn đêm càng lặng lẽ đến khó tả, trong tốc độ đến cả trăm km/h của hai chiếc ca nô, thi thoảng người ta mới bắt gặp ánh sáng của những thuyền câu lập lờ trên biển. Bất ngờ, hai chiếc ca nô ôm khúc cua tung bọt trắng ngầu góc biển, đưa đoàn người rẽ hướng tới một hòn đảo nhỏ. L. giới thiệu đỉnh cao của câu cá ngoài khơi với đích ngắm là cá Tráp - một loại thủy sản cao cấp trong các nhà hàng.
Trước khi thả mồi, tất cả đều bước qua bài học cơ bản về kiểu câu Kisyu- tsuri (một kiểu câu cá Tráp có truyền thống hơn 400 năm của người Nhật). Đó là cách thức câu bao gồm một lưỡi câu đơn móc mồi và được bọc giấu kín trong cục mồi nhử. Bọc mồi có tác dụng giúp mồi câu không bị những con cá nhỏ ăn mất trước khi nó chìm xuống đáy nơi có cá Tráp sinh sống.
Tác dụng của các thành phần mồi xả làm vỏ bọc mồi sẽ chìm tập trung ở một khu vực nhất định không bị tan rã nhanh như các loại mồi xả khác và có tác dụng thu hút cá Tráp đen tập trung vào một điểm nhằm tạo hiệu quả cao. Kiểu câu dùng mồi xả bọc mồi câu "mồi có thể là tôm, cua, vẹm, ngô ngọt" thường dùng ở những vùng nước có mực nước sâu có dòng chảy chậm như các bờ kè vịnh, đầm phá, các bè trên vịnh.
Nhưng có vẻ từ lý thuyết đến thực tiễn kiếm được con cá sẽ còn rất xa, bởi thực tế, sau gần một giờ ôm cần câu giương mắt chờ đợi, nhóm 8 người chúng tôi nhận được chỉ vỏn vẹn vài con cá nục.
Mỗi chuyến hành trình không quên rau sạch
"Nhặt" hải sản trên đảo
2h30 sáng, hai chiếc ca nô lại rẽ sóng, xé toạc màn đêm đưa phi đội lao đi vào cung đường mới khám phá biển khơi hùng vĩ. Chúng tôi tò mò chưa biết hành trình tiếp theo sẽ là gì, và một chút phấp phỏng, hồi hộp pha lẫn nỗi sợ khi xung quanh chỉ toàn bóng đêm mênh mông nước và nước.
Mất hơn 20 phút lướt sóng, đoàn người bước vào cuộc hành trình mới: "đi nhặt hải sản" tại hòn đảo có tên khá thơ mộng Cát Tiên. Theo lời giới thiệu của L. "đây là thú chơi sẽ làm vui lòng người vì chắc chắn sẽ có sản phẩm". Quả không sai, sau nửa tiếng lang thang trên các mỏm đá, dân phượt cũng thu hoạch được cả ký "cù kỳ" - một loại cua biển có hai càng rất to, chân có nhiều lông, thịt chắc và rất thơm. Ăn "cù kỳ" xong, bỗng thấy ghẹ, cua ở nhà hàng chưa là gì.
Hành trình của đoàn phượt biển được tiếp tục bằng trò "săn mực". Gọi là "săn" cho oai chứ thực chất chỉ là lên tàu câu mực để thưởng thức khoái khẩu ăn mực đêm tươi sống đậm chất biển.
Theo anh Hoại, thuyền trưởng tàu câu mực mang ký hiệu HL05: "Mực thường đi ăn vào ban đêm, nên cứ khoảng chập tối, ngư dân đã chuẩn bị dụng cụ và đồ dùng cần thiết, đợi khi thủy triều lên (độ 7h tối) là có thể giong buồm ra khơi. Thuyền cách bờ khoảng 5-7 km thì neo đậu lại, và người ta dùng đèn pha rọi xuống biển để dụ mực về. Mồi nhử mực là những con tôm gắn vào lưỡi câu sắc nhọn. Thả mồi xuống biển, chẳng cần phải đợi lâu, khi mực ngửi thấy mùi thức ăn sẽ tự tìm đến".
Sau nửa giờ đã có nửa ký đặc sản "cù kỳ" trong tay
Đêm nay, tàu của anh Hoại gặp may với số lượng mực khá lớn câu được. Khi thuyền cập bến cũng vào khoảng gần sáng, những chú mực được đưa lên bờ, theo chân cánh phụ nữ vào chợ. Từ đây, mực được chế biến với nhiều món khác nhau như hấp, chiên, nướng trong các bữa cơm gia đình, nhà hàng, quán nhậu.
Những tưởng khi đã thưởng thức đủ những món ngon của biển thì cuộc chơi cũng đến hồi kết. Vậy nhưng, lúc này, khi kim ngắn đồng hồ đã chỉ vạch số 4 thì L. lại tuyên bố một câu xanh rờn: "Pin đã được nạp có nghĩa cuộc chơi đích thực mới bắt đầu", vừa nói, L. vừa chỉ tay thẳng tiến về một hòn đảo nhỏ nơi được mệnh danh là "thánh địa" của chốn ăn chơi.
Nói là "thánh địa" nhưng tôi mới chỉ nghe giang hồ đồn đại chứ chưa từng được chiêm ngưỡng. Và quả không ngoa chút nào, lạc giữa biển khơi là một biệt thự nguy nga tráng lệ, phía trong là một hệ thống phòng ốc được trang bị âm thanh, ánh sáng hiện đại đến từng "centimet". Dường như được chuẩn bị từ trước, khi du khách bước vào, toàn bộ hệ thống âm thanh, ánh sáng "bùng nổ" như muốn đánh thức hòn đảo đang "ngủ vùi" giữa biển khơi. Tiếng nhạc cùng dòng người quyện vào nhau để thổi hồn vào chuyến phượt đêm nặng vị muối.
Đặc sản của dân câu
Nhai vội miếng mực trong mồm, ông Hoại nói: "Chỉ có người đi biển mới biết và dám ăn những con mực hãy còn tươi sống như thế". Vừa nói, ông Hoại vừa dùng dao tách đôi con mực theo chiều sống lưng, lột nhẹ để hoi, mật không bị vỡ, bóc bỏ hết lớp màng bên ngoài. Khi con mực chỉ còn lại lớp thịt trắng tinh, ông cắt từng khoanh tròn. Dân nhậu sẽ có món lạ, chấm với nước mắm chanh ớt, nhâm nhi thêm chút rượu trắng. Thế thôi mà thành món ngon của những người câu mực trong đêm.
0 comments:
Đăng nhận xét