Dù không chấp nhận những bộ đồ bó sát người, áo trong nổi bật hơn áo ngoài, son phấn lòe loẹt, nhưng một số trường cũng không cấm.
Nặng nhất là cho nghỉ học
Với nhiều nữ sinh, đến trường không thể ăn mặc quá đơn giản, ít nhất phải có chút phấn son hoặc phụ kiện đi kèm nổi bật để tự tin hơn trước bạn bè.
Hoa, học sinh THPT Hoàng Diệu, Đống Đa, Hà Nội có cách chăm sóc sắc đẹp cực kỳ cẩn thận. Cô bạn liệt kê tỉ mỉ: “Một ngày tớ dành 3 tiếng để trang điểm. Sáng trước khi đi học tớ rửa mặt bằng nước hoa hồng, thoa kem dưỡng ban ngày cộng thêm son dưỡng môi. Buổi chiều đi học về rửa bằng sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết, chăm sóc da toàn thân và thoa phấn. Tối trước khi ngủ thì dùng thêm nước tẩy trắng, dưỡng mi và thuốc trị mụn”. Mỗi tháng Hoa cũng hết 3 đến 4 triệu đồng tiền mua đống đồ làm đẹp.
Hiền Anh, học sinh THPT Hà Đông, quận Hà Đông, Hà Nội có trong tay bộ sưu tập từ nước hoa, guốc đến túi xách để mỗi ngày đến trường có thể thay đổi, “tạo điểm nhấn” trước các bạn. Thế nhưng vì có quá nhiều lựa chọn nên mỗi sáng cô bạn phải tần ngần trước bàn trang điểm cả tiếng đồng hồ để chọn màu sắc và phụ kiện cho hợp với thời tiết và cảm xúc của mình.
Hiệu phó THPT Hoàng Cầu (quận Đống Đa, Hà Nội) Nguyễn Thị Lan Phương cho hay: “Vào dịp đầu năm, đầu tuần hay đột xuất trường đi kiểm tra nề nếp vẫn phát hiện nhiều trường hợp tóc cắt quá ngắn ở các bạn nam, lọn xoăn xõa ra với các bạn gái. Quần đồng phục thường được học sinh sửa lại cho thật sát với chân hoặc mặc các loại quần tương tự. Thậm chí một vài trường hợp nữ sinh mặc áo trong sáng màu hơn áo ngoài để nổi bật trước các bạn”.
Do điều kiện giáo viên chủ nhiệm thường xuyên bên học sinh từ tiết 1 đến cuối buổi học nên thầy cô lựa chọn cách xử lí là gặp mặt, tâm sự và nhắc nhở với riêng từng em để thay đổi nhận thức.
Tương tự, Hiệu trưởng trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) Nguyễn Tùng Lâm bổ sung: “Nặng nhất trường sẽ cho các em nghỉ 1 đến 2 buổi để gia đình giúp các em chỉnh trang cho hợp tác phong người học sinh khi tới trường”.
Và cũng nhân nhượng
Hiệu trưởng trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ: “Đồng phục của học sinh là ống đứng. Tuy nhiên xuất phát từ mong muốn của phần lớn học sinh, trường đã đồng ý để các em có thể mặc áo quần chật hơn một chút”.
Hiệu trưởng trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng - Nguyễn Tùng Lâm
Trong các buổi học ngoại khóa, học thêm trường không yêu cầu tất cả phải mặc đồng phục “vì như thế học sinh cũng không thoải mái”. Chuyện làm tóc, kẻ mắt, tô son của học sinh thường được giáo viên chú ý và khuyên giải. Thường sau các dịp như Tết dương lịch, âm lịch, Noel, học lại sau nghỉ hè, trường THPT Hoàng Cầu (quận Đống Đa, Hà Nội) hay trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng vẫn để học sinh thoải mái về chuyện ăn mặc từ 1 đến 2 ngày.
Hiệu phó Nguyễn Thị Lan Phương giải thích: “Bởi mình cũng biết có học sinh mất đến gần triệu đồng dành cho làm tóc hay phấn son để đi chơi. Dẹp ngay trò cũng tiếc, có khi phản ứng lại”. Sau thời gian trên nếu trò chưa sửa giáo viên sẽ nhắc nhở hoặc gọi điện hay cần thiết sẽ mời phụ huynh giúp đỡ chấn chỉnh cách ăn mặc của con.
Cũng giống trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng, đồng phục đặc biệt là quần của học sinh đã được trường lựa chọn tỉ mỉ, ống quần đã được bóp lại cộng với chất liệu tốt để học sinh cảm thấy thoải mái và thích khi mặc.
Là phụ nữ, hiệu phó Lan Phương cũng phần nào chia sẻ nhu cầu làm đẹp của học sinh nhưng theo cô: “Với học sinh, nhiệm vụ học tập cần được quan tâm hơn. Trường không cấm các em làm đẹp khi tới trường song theo quan sát và ghi nhận thì những em dành quá nhiều thời gian vào làm đẹp thường đi học muộn, học hành sao nhãng dẫn tới kết quả cuối cùng không cao”.
Đồng quan điểm, hiệu trưởng Nguyễn Tùng Lâm cho rằng: “Mỗi giáo viên cần phải là người bạn thực sự để lắng nghe và khuyên nhủ các em. Với học sinh, mình chỉ nói thế này nếu ý thức được việc xây dựng và bồi đắp vẻ đẹp trí tuệ, kiến thức mới là cái cốt lõi để làm nên thành công của một người. Chuyện làm đẹp em còn có nhiều cơ hội và thời gian để thực hiện hơn là lúc này”.
Với nhiều nữ sinh, đến trường không thể ăn mặc quá đơn giản, ít nhất phải có chút phấn son hoặc phụ kiện đi kèm nổi bật để tự tin hơn trước bạn bè.
Hoa, học sinh THPT Hoàng Diệu, Đống Đa, Hà Nội có cách chăm sóc sắc đẹp cực kỳ cẩn thận. Cô bạn liệt kê tỉ mỉ: “Một ngày tớ dành 3 tiếng để trang điểm. Sáng trước khi đi học tớ rửa mặt bằng nước hoa hồng, thoa kem dưỡng ban ngày cộng thêm son dưỡng môi. Buổi chiều đi học về rửa bằng sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết, chăm sóc da toàn thân và thoa phấn. Tối trước khi ngủ thì dùng thêm nước tẩy trắng, dưỡng mi và thuốc trị mụn”. Mỗi tháng Hoa cũng hết 3 đến 4 triệu đồng tiền mua đống đồ làm đẹp.
Hiền Anh, học sinh THPT Hà Đông, quận Hà Đông, Hà Nội có trong tay bộ sưu tập từ nước hoa, guốc đến túi xách để mỗi ngày đến trường có thể thay đổi, “tạo điểm nhấn” trước các bạn. Thế nhưng vì có quá nhiều lựa chọn nên mỗi sáng cô bạn phải tần ngần trước bàn trang điểm cả tiếng đồng hồ để chọn màu sắc và phụ kiện cho hợp với thời tiết và cảm xúc của mình.
Ảnh chụp tại cổng một trường THPT thuộc quận Đống Đa, Hà Nội
Hiệu phó THPT Hoàng Cầu (quận Đống Đa, Hà Nội) Nguyễn Thị Lan Phương cho hay: “Vào dịp đầu năm, đầu tuần hay đột xuất trường đi kiểm tra nề nếp vẫn phát hiện nhiều trường hợp tóc cắt quá ngắn ở các bạn nam, lọn xoăn xõa ra với các bạn gái. Quần đồng phục thường được học sinh sửa lại cho thật sát với chân hoặc mặc các loại quần tương tự. Thậm chí một vài trường hợp nữ sinh mặc áo trong sáng màu hơn áo ngoài để nổi bật trước các bạn”.
Do điều kiện giáo viên chủ nhiệm thường xuyên bên học sinh từ tiết 1 đến cuối buổi học nên thầy cô lựa chọn cách xử lí là gặp mặt, tâm sự và nhắc nhở với riêng từng em để thay đổi nhận thức.
Tương tự, Hiệu trưởng trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) Nguyễn Tùng Lâm bổ sung: “Nặng nhất trường sẽ cho các em nghỉ 1 đến 2 buổi để gia đình giúp các em chỉnh trang cho hợp tác phong người học sinh khi tới trường”.
Và cũng nhân nhượng
Hiệu trưởng trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ: “Đồng phục của học sinh là ống đứng. Tuy nhiên xuất phát từ mong muốn của phần lớn học sinh, trường đã đồng ý để các em có thể mặc áo quần chật hơn một chút”.
Hiệu trưởng trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng - Nguyễn Tùng Lâm
Trong các buổi học ngoại khóa, học thêm trường không yêu cầu tất cả phải mặc đồng phục “vì như thế học sinh cũng không thoải mái”. Chuyện làm tóc, kẻ mắt, tô son của học sinh thường được giáo viên chú ý và khuyên giải. Thường sau các dịp như Tết dương lịch, âm lịch, Noel, học lại sau nghỉ hè, trường THPT Hoàng Cầu (quận Đống Đa, Hà Nội) hay trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng vẫn để học sinh thoải mái về chuyện ăn mặc từ 1 đến 2 ngày.
Hiệu phó Nguyễn Thị Lan Phương giải thích: “Bởi mình cũng biết có học sinh mất đến gần triệu đồng dành cho làm tóc hay phấn son để đi chơi. Dẹp ngay trò cũng tiếc, có khi phản ứng lại”. Sau thời gian trên nếu trò chưa sửa giáo viên sẽ nhắc nhở hoặc gọi điện hay cần thiết sẽ mời phụ huynh giúp đỡ chấn chỉnh cách ăn mặc của con.
Cũng giống trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng, đồng phục đặc biệt là quần của học sinh đã được trường lựa chọn tỉ mỉ, ống quần đã được bóp lại cộng với chất liệu tốt để học sinh cảm thấy thoải mái và thích khi mặc.
Là phụ nữ, hiệu phó Lan Phương cũng phần nào chia sẻ nhu cầu làm đẹp của học sinh nhưng theo cô: “Với học sinh, nhiệm vụ học tập cần được quan tâm hơn. Trường không cấm các em làm đẹp khi tới trường song theo quan sát và ghi nhận thì những em dành quá nhiều thời gian vào làm đẹp thường đi học muộn, học hành sao nhãng dẫn tới kết quả cuối cùng không cao”.
Đồng quan điểm, hiệu trưởng Nguyễn Tùng Lâm cho rằng: “Mỗi giáo viên cần phải là người bạn thực sự để lắng nghe và khuyên nhủ các em. Với học sinh, mình chỉ nói thế này nếu ý thức được việc xây dựng và bồi đắp vẻ đẹp trí tuệ, kiến thức mới là cái cốt lõi để làm nên thành công của một người. Chuyện làm đẹp em còn có nhiều cơ hội và thời gian để thực hiện hơn là lúc này”.
0 comments:
Đăng nhận xét