Vấn đề thần tượng luôn được đông đảo công chúng quan tâm và là đề tài hot nhất trong suốt năm qua.
Status chửi người thân khó hiểu
Ngay những tháng đầu năm nay, teen đã sôi sùng sục với status chửi mẹ của một bạn gái tự nhận là fan SNSD, sau đó các bạn tiếp tục "ngã ngửa" khi đọc được một topic có nội dung khá dài của fan SuJu chửi bố mẹ “ chả là cái thá gì với tôi cả”… Facebook, diễn đàn, các trang tin, báo chí tràn ngập các thông tin, bài viết liên quan đến việc fan cuồng Kpop chửi người thân chỉ để bảo vệ thần tượng. Trong khi đó, nhiều bạn fan "phản pháo" bằng các note rất dài và những bình luận có ý chê bai sẽ bị xóa và “dập” không thương tiếc.
Trong kì thi ĐH, CĐ 2012 vấn đề thần tượng được mang ra bàn luận và chỉ ít phút sau khi hoàn thành bài thi, không ít fan K-pop cho biết “đã bỏ thi” hoặc “bỏ câu nghị luận về thần tượng”. Facebook những ngày thi "ngập lụt" status bêu rếu, “dìm hàng” người ra đề thi về văn hóa thần tượng, các bạn không hề cân nhắc trong việc lên án hoặc chỉ trích những người có quan điểm khác biệt với mình...
Năm 2012, một lần nữa từ “fan cuồng” được báo chí và truyền thông nhắc đến khá thường xuyên. Fan cuồng luôn là “con sâu làm rầu nồi canh”, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa lành mạnh của teen và khiến mọi người có cái nhìn sai lệch về những fan Việt hâm mộ thần tượng một cách chân chính.
Những hình ảnh phản cảm
Nửa cuối năm 2012, hoạt động của fan K-pop trở nên rầm rộ hơn với sự xuất hiện của các ngôi sao Hàn trong concert hoành tráng kỉ niệm 20 năm quan hệ Việt – Hàn. Thời điểm này, những câu chuyện và hình ảnh liên quan đến fan K-pop cũng bị đem ra mổ xẻ và bàn tán. Bên cạnh những hành động đẹp của các bạn khi giao lưu, gặp gỡ, chào đón thần tượng cũng có những cử chỉ, thái độ khiến dư luận dậy sóng.
Những hình ảnh này đã từng xuất hiện trên sóng truyền hình
quốc gia và bị đem ra mổ xẻ trong thời gian gần đây
Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã phải lên tiếng “cảnh tỉnh” fan K-pop bằng một bài thơ. Sau đó, fan lại nhanh chóng phản pháo bằng một bài thơ khác đậm chất “khiêu chiến”. Đứng ở vị trí trung lập – nhiều teen yêu nhạc cho rằng hành động của fan K-pop là quá hiếu thắng. Sẽ thuyết phục và giá trị hơn nếu các bạn gắn kết đam mê, tình yêu của mình với các hoạt động xã hội. Như vậy, nhạc K-pop sẽ có cơ hội đến với nhiều đối tượng hơn nữa.
Trước đó, phụ huynh tỏ ra rất lo lắng về tình trạng “cuồng thần tượng” của con mình khi chỉ vì ca sĩ A, nhóm nhạc B mà teen sẵn sàng bỏ học để… xếp hàng mua vé xem chương trình. Hồi tháng 04/2012, trong show diễn Soundfest có sự tham gia của BigBang, hình ảnh các teen girl ngất xỉu hàng loạt trong và sau buổi diễn tràn ngập mặt báo. Dù không muốn nhưng fan K- pop đang ngày càng mất điểm với cộng đồng yêu nhạc.
Chưa nhiều hoạt động ý nghĩa
Cộng đồng K-pop Việt vốn được xem là lực lượng fan mạnh mẽ và đông đảo nhất. Vì vậy mọi hoạt động, phát ngôn của các bạn được “chăm sóc” khá kĩ. Năm 2012, fan K-pop thật sự thiếu vắng những hoạt động vì cộng đồng trong khi xã hội vẫn còn nhiều mảnh đời bất hạnh cần sự sẻ chia và giúp đỡ. Các bạn không ngần ngại chi những số tiền “trong mơ”, là tiền lương một tháng làm việc vất vả của nhiều người, để xem một show diễn 3-4 tiếng, nhưng có vẻ khá dè dặt trong công việc thiện nguyện. Mặc dù cũng có nhiều hoạt động như: nhặt rác, dọn vệ sinh đường phố, làm các suất cơm từ thiện... nhưng nó chưa đủ để "đánh bật" những suy nghĩ trái chiều về fan.
Fan K-pop cũng bị chỉ trích là thiếu gắn kết, fan ca sĩ A, ca sĩ B hoạt động hoàn toàn tách biệt. Cá biệt có nhiều Fan club còn tị nạnh, ganh ghét nhau, thỉnh thoảng dân mạng lại được xem những clip “dìm hàng” nghệ sĩ với ngôn từ phản cảm, khó nghe. Các bạn là những người trong cuộc nhưng không thể hiểu và thông cảm cho nhau thì liệu việc đòi hỏi “người-ngoài-cuộc” đồng điệu với sở thích của mình có “quá sức” với họ?
Hạnh phúc là được sống với đam mê và tình yêu mà mình có. Fan K-pop cũng vậy, các bạn ấy đã có được những trải nghiệm và kỉ niệm khó quên với thần tượng – điều này là vô giá. Song, năm 2012 khép lại, họ vẫn chưa thể chinh phục được cảm tình của dư luận bởi đời sống fan K-pop vẫn đầy rẫy biến động và tai tiếng.
Hy vọng 2013 sẽ là một năm gặt hái nhiều thành công và có nhiều hoạt động ý nghĩa.
Ngay những tháng đầu năm nay, teen đã sôi sùng sục với status chửi mẹ của một bạn gái tự nhận là fan SNSD, sau đó các bạn tiếp tục "ngã ngửa" khi đọc được một topic có nội dung khá dài của fan SuJu chửi bố mẹ “ chả là cái thá gì với tôi cả”… Facebook, diễn đàn, các trang tin, báo chí tràn ngập các thông tin, bài viết liên quan đến việc fan cuồng Kpop chửi người thân chỉ để bảo vệ thần tượng. Trong khi đó, nhiều bạn fan "phản pháo" bằng các note rất dài và những bình luận có ý chê bai sẽ bị xóa và “dập” không thương tiếc.
Trong kì thi ĐH, CĐ 2012 vấn đề thần tượng được mang ra bàn luận và chỉ ít phút sau khi hoàn thành bài thi, không ít fan K-pop cho biết “đã bỏ thi” hoặc “bỏ câu nghị luận về thần tượng”. Facebook những ngày thi "ngập lụt" status bêu rếu, “dìm hàng” người ra đề thi về văn hóa thần tượng, các bạn không hề cân nhắc trong việc lên án hoặc chỉ trích những người có quan điểm khác biệt với mình...
Năm 2012, một lần nữa từ “fan cuồng” được báo chí và truyền thông nhắc đến khá thường xuyên. Fan cuồng luôn là “con sâu làm rầu nồi canh”, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa lành mạnh của teen và khiến mọi người có cái nhìn sai lệch về những fan Việt hâm mộ thần tượng một cách chân chính.
Những hình ảnh phản cảm
Nửa cuối năm 2012, hoạt động của fan K-pop trở nên rầm rộ hơn với sự xuất hiện của các ngôi sao Hàn trong concert hoành tráng kỉ niệm 20 năm quan hệ Việt – Hàn. Thời điểm này, những câu chuyện và hình ảnh liên quan đến fan K-pop cũng bị đem ra mổ xẻ và bàn tán. Bên cạnh những hành động đẹp của các bạn khi giao lưu, gặp gỡ, chào đón thần tượng cũng có những cử chỉ, thái độ khiến dư luận dậy sóng.
Những hình ảnh này đã từng xuất hiện trên sóng truyền hình
quốc gia và bị đem ra mổ xẻ trong thời gian gần đây
Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã phải lên tiếng “cảnh tỉnh” fan K-pop bằng một bài thơ. Sau đó, fan lại nhanh chóng phản pháo bằng một bài thơ khác đậm chất “khiêu chiến”. Đứng ở vị trí trung lập – nhiều teen yêu nhạc cho rằng hành động của fan K-pop là quá hiếu thắng. Sẽ thuyết phục và giá trị hơn nếu các bạn gắn kết đam mê, tình yêu của mình với các hoạt động xã hội. Như vậy, nhạc K-pop sẽ có cơ hội đến với nhiều đối tượng hơn nữa.
Trước đó, phụ huynh tỏ ra rất lo lắng về tình trạng “cuồng thần tượng” của con mình khi chỉ vì ca sĩ A, nhóm nhạc B mà teen sẵn sàng bỏ học để… xếp hàng mua vé xem chương trình. Hồi tháng 04/2012, trong show diễn Soundfest có sự tham gia của BigBang, hình ảnh các teen girl ngất xỉu hàng loạt trong và sau buổi diễn tràn ngập mặt báo. Dù không muốn nhưng fan K- pop đang ngày càng mất điểm với cộng đồng yêu nhạc.
Chưa nhiều hoạt động ý nghĩa
Cộng đồng K-pop Việt vốn được xem là lực lượng fan mạnh mẽ và đông đảo nhất. Vì vậy mọi hoạt động, phát ngôn của các bạn được “chăm sóc” khá kĩ. Năm 2012, fan K-pop thật sự thiếu vắng những hoạt động vì cộng đồng trong khi xã hội vẫn còn nhiều mảnh đời bất hạnh cần sự sẻ chia và giúp đỡ. Các bạn không ngần ngại chi những số tiền “trong mơ”, là tiền lương một tháng làm việc vất vả của nhiều người, để xem một show diễn 3-4 tiếng, nhưng có vẻ khá dè dặt trong công việc thiện nguyện. Mặc dù cũng có nhiều hoạt động như: nhặt rác, dọn vệ sinh đường phố, làm các suất cơm từ thiện... nhưng nó chưa đủ để "đánh bật" những suy nghĩ trái chiều về fan.
Fan K-pop cũng bị chỉ trích là thiếu gắn kết, fan ca sĩ A, ca sĩ B hoạt động hoàn toàn tách biệt. Cá biệt có nhiều Fan club còn tị nạnh, ganh ghét nhau, thỉnh thoảng dân mạng lại được xem những clip “dìm hàng” nghệ sĩ với ngôn từ phản cảm, khó nghe. Các bạn là những người trong cuộc nhưng không thể hiểu và thông cảm cho nhau thì liệu việc đòi hỏi “người-ngoài-cuộc” đồng điệu với sở thích của mình có “quá sức” với họ?
Hạnh phúc là được sống với đam mê và tình yêu mà mình có. Fan K-pop cũng vậy, các bạn ấy đã có được những trải nghiệm và kỉ niệm khó quên với thần tượng – điều này là vô giá. Song, năm 2012 khép lại, họ vẫn chưa thể chinh phục được cảm tình của dư luận bởi đời sống fan K-pop vẫn đầy rẫy biến động và tai tiếng.
Hy vọng 2013 sẽ là một năm gặt hái nhiều thành công và có nhiều hoạt động ý nghĩa.
0 comments:
Đăng nhận xét