Nữ sinh cho 'ôm thuê' 529 lần để kiếm tiền mua iPhone 5

Mới đây, một nữ sinh viên Trung Quốc đã kiếm tiền mua iPhone 5 bằng cách cho “ôm thuê”.

Cô sinh viên ở thành phố Hạ Môn (Trung Quốc) này đã mở dịch vụ cho người khác ôm mình, đổi lại họ phải trả cô một khoản tiền. Đứng trên đường phố đông đúc, cô gái mặc nguyên một "cây đen", đeo kính râm và giơ một tấm biển có nội dung "10 nhân dân tệ cho một cái ôm để kiếm tiền mua iPhone 5".

Nơi cô gái này đứng chỉ vài phút sau đã chật ních người tới xem. Trong 10 phút, cô đã có tới 3 khách hàng tới ôm và 1 chàng trai vì quá nhút nhát nên chỉ xin chụp ảnh cùng. Theo tính toán thì cô sinh viên này phải ôm người khác tới 529 lần thì mới đủ tiền mua được chiếc điện thoại mình mong muốn. Bởi iPhone 5 đang bán ở Trung Quốc với giá là 5.288 nhân dân tệ.


Cô sinh viên Trung Quốc có
cách kiếm tiền mua iPhone 5 độc đáo

Trước đó, nhiều “fan cuồng” Apple thậm chí đã quyết định bán thận hay bán thân để có được những sản phẩm yêu thích. Tháng 6 năm ngoái, cả thế giới đã chấn động khi truyền thông Trung Quốc đưa tin một cậu bé nước này đã bán thận của mình để kiếm tiền mua iPad.

Tiểu Trịnh, cậu bé 17 tuổi ở thành phố Hoa Sơn, tỉnh An Huy (Trung Quốc) đã bán một bên thận với giá 2.890 USD để mua điện thoại và máy tính bảng của Apple. Cũng năm ngoái, dư luận Trung Quốc cũng được phen sốc nặng với thông tin: Nữ sinh bán thân lấy tiền mua Iphone. Cô gái được cho là đã qua đêm gần 1 tuần với người đàn ông đáng tuổi bố mình để đổi lấy tiền mua điện thoại Iphone, chỉ để cho “bằng vai phải lứa” với bạn bè.

Chuyện sau đó đã trở thành một phần trong bộ phim nổi tiếng mang tên: “Tôi bán tử cung, không bán thân” đình đám ở Trung Quốc suốt từ đầu năm tới nay.

Tại Trung Quốc, giới trẻ hiện đang quay cuồng trong cơn sốt các sản phẩm của Apple. Tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện để mua sắm những thứ xa xỉ này. Một chiếc iPhone thường có giá khoảng 3.988 nhân dân tệ (633 USD) trong khi iPad được bán với giá thấp nhất 2.988 nhân dân tệ (474 USD).

Tờ Chinadaily bình luận, thanh thiếu niên Trung Quốc ngày càng “cuồng say trong thú vui sở hữu hàng hiệu”, dấu hiệu cho thấy sự buông thả, ham hưởng thụ hơn là học tập.

“Sẽ chẳng có gì xấu nếu họ, những thanh niên mới lớn mua đồ hiệu bằng sức lao động. Nhưng thật đáng giận và đáng thương với những hành động điên rồ như của Tiểu Trịnh”, trang mạng Sina viết.


0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More