Không giao lưu, gặp gỡ bạn bè, từ chối mọi hoạt động tập thể hay bỏ bê luôn việc chăm sóc bản thân… là lựa chọn của nhiều bạn gái khi yêu. Họ tự “cầm tù” bản thân với cuộc sống xung quanh.
Bận… yêu
Nhanh nhẹn, nhiệt tình, luôn là người đi đầu trong các hoạt động vui chơi hay sinh hoạt tập thể của nhóm, của lớp nên Nguyễn Hằng (SV một trường ĐH ở TP.HCM) từng rất đông bạn bè. Từ khi có bạn trai, Hằng biến mất khỏi các cuộc gặp gỡ, giao lưu với mọi người.
Mới đầu, bạn bè còn í ới gọi Hằng nhưng rủ cả chục lần may ra cô mới xuất hiện là khi có chàng người yêu “tháp tùng”, nếu không sẽ nghe ngay câu trả lời “Tớ bận rồi!”. Dần dần, chẳng còn ai buồn gọi cho cô.
Thật ra, Hằng rảnh rang hơn hồi “độc thân”. Khổ nỗi đi đâu mà không có bạn trai đi cùng là cô mất hứng thú. Những khóa học ngoại ngữ, nâng cao chuyên môn… Hằng bỏ sạch.
Trong khi bạn bè không ngừng “tăng tốc” cho việc học thì Hằng vẫn… bận yêu nên ngại va chạm thực tế. Ngoài việc học ở lớp, hoạt động bên ngoài duy nhất cô tham gia là đi tập thể dục thẩm mỹ tuần 3 buổi vì bạn bạn trai đi tập thể hình cùng. Hôm nào, anh chàng kia bận công chuyện nghỉ tập thì y như rằng Hằng cũng bỏ.
Từ khi chuyển đến ở sát phòng người yêu, Yến (SV trường CĐ) như thể có con mọn sinh đôi, sinh ba ở nhà. Hết giờ học, Yến từ chối mọi cuộc vui hay hoạt động cùng bạn bè vì “Anh Dũng đang chờ em!”.
Lớp tổ chức đi thực tế hay cắm trại, dù trước rất ham chơi nhưng giờ Yến thà ở nhà nếu bạn trai không đi cùng. Hay có lần, người bạn thân bị tai nạn vào viện cấp cứu, mọi người kéo nhau đi thăm, Yến hồn nhiên hẹn: “Khi nào Dũng thu xếp tớ sẽ vô thăm cậu nhé!”
Trước đây khi ở xa chỗ bạn trai, tuần gặp nhau vài ba lần Yến còn chủ động các việc khác của mình. Giờ dù chưa sống chung nhưng ở gần nên Yến tự “đeo gông” với đủ việc giặt giũ quần áo, cơm nước cho Dũng. Thời gian biểu của Yến cũng bị phụ thuộc vào lịch của người yêu. Ngay đến việc đi mua sắm hay làm đẹp Yến cũng chờ lúc Dũng có thể đưa mình đi.
“Cầm tù” bản thân
Từ một người năng động, tự lập sau hơn một năm có người yêu, Hằng ì ạch đến mức bạn bè đùa “cái Hằng chẳng cần ai, sống bằng hơi tình yêu là đủ”. Chính bản thân Hằng cũng thấy cuộc sống và con người mình khác nhiều so với trước. Những tháng ngày chỉ biết đến người yêu, H chẳng còn lấy một bạn nào bên cạnh.
Những lúc giận nhau với bạn trai, cô chỉ biết ôm nỗi buồn một mình, đâu có ai tâm sự. Thêm việc không còn chú trọng nâng cao kiến thức cho bản thân, lười vận động, Hằng đang từng ngày hạ dần giá trị của mình.
Ngoài việc mong muốn lúc nào cũng được ở bên nửa kia, Yến còn nghĩ rằng, hy sinh hết mọi thứ xung quanh dành cho bạn trai cũng là một cách giữ tình yêu. Yêu Yến, Dũng chẳng bao giờ phải hồi hộp chờ đợi, cũng chẳng có chút lo lắng ghen tuông.
Tuy nhiên, cái nhìn của Dũng về người yêu cũng khác trước khi mà Yến không còn là cô gái tự lập, năng động và có nhiều người theo đuổi như ngày mới quen làm cậu có phần... hụt hẫng.
Chưa kể, Dũng cũng phải đau đầu đối phó với nhu cầu “kè kè người yêu” của Yến, khó chịu khi bị kiểm soát vì đi đâu cũng bị cô cũng đòi theo mà anh còn nhiều mối quan tâm riêng của mình… Mối quan hệ của họ vì thế ngày càng trở nên căng thẳng.
Gần 3 năm trời tự nguyện “ở tù” vì tình yêu, Lê Ngọc Nhung (21 tuổi, đường Lý Thường Kiệt, Q.11, TP.HCM) rùng mình: “Ngoài giờ học ra mình chỉ nghĩ đến anh ta và dành hết cả cuộc sống cho anh ta, gần như quên luôn người thân, bạn bè và cả chính bản thân mình. Khi tình yêu tan vỡ, nhìn lại mới thấy mình đã để mất quá nhiều thứ trong thời gian đó. Mình trở lại cuộc sống với con số 0, cực kỳ chới với”.
Khi yêu, thời gian ở bên người yêu chẳng bao giờ là đủ, nhất là với các bạn gái. Những ngày đầu bước vào tình yêu, các đôi thường quấn nhau mọi lúc mọi nơi, người này luôn có mặt trong các hoạt động của người kia. Nếu không điều chỉnh kịp thời, điều này dễ thành thói quen rất khó bỏ và nhiều người bị phụ thuộc lúc nào không hay.
Phụ thuộc không làm tình yêu bền vững mà lại là một trong những nguyên làm mất giá trị của mình trong mắt nửa kia. Tình yêu đúng là một phần quan trọng của cuộc sống nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều thứ khác cần sự quan tâm và chăm sóc của bạn. Cân bằng được điều này, mới không đẩy mình vào cảnh “cầm tù”.
Nhanh nhẹn, nhiệt tình, luôn là người đi đầu trong các hoạt động vui chơi hay sinh hoạt tập thể của nhóm, của lớp nên Nguyễn Hằng (SV một trường ĐH ở TP.HCM) từng rất đông bạn bè. Từ khi có bạn trai, Hằng biến mất khỏi các cuộc gặp gỡ, giao lưu với mọi người.
Mới đầu, bạn bè còn í ới gọi Hằng nhưng rủ cả chục lần may ra cô mới xuất hiện là khi có chàng người yêu “tháp tùng”, nếu không sẽ nghe ngay câu trả lời “Tớ bận rồi!”. Dần dần, chẳng còn ai buồn gọi cho cô.
Thật ra, Hằng rảnh rang hơn hồi “độc thân”. Khổ nỗi đi đâu mà không có bạn trai đi cùng là cô mất hứng thú. Những khóa học ngoại ngữ, nâng cao chuyên môn… Hằng bỏ sạch.
Trong khi bạn bè không ngừng “tăng tốc” cho việc học thì Hằng vẫn… bận yêu nên ngại va chạm thực tế. Ngoài việc học ở lớp, hoạt động bên ngoài duy nhất cô tham gia là đi tập thể dục thẩm mỹ tuần 3 buổi vì bạn bạn trai đi tập thể hình cùng. Hôm nào, anh chàng kia bận công chuyện nghỉ tập thì y như rằng Hằng cũng bỏ.
Từ khi chuyển đến ở sát phòng người yêu, Yến (SV trường CĐ) như thể có con mọn sinh đôi, sinh ba ở nhà. Hết giờ học, Yến từ chối mọi cuộc vui hay hoạt động cùng bạn bè vì “Anh Dũng đang chờ em!”.
Lớp tổ chức đi thực tế hay cắm trại, dù trước rất ham chơi nhưng giờ Yến thà ở nhà nếu bạn trai không đi cùng. Hay có lần, người bạn thân bị tai nạn vào viện cấp cứu, mọi người kéo nhau đi thăm, Yến hồn nhiên hẹn: “Khi nào Dũng thu xếp tớ sẽ vô thăm cậu nhé!”
Trước đây khi ở xa chỗ bạn trai, tuần gặp nhau vài ba lần Yến còn chủ động các việc khác của mình. Giờ dù chưa sống chung nhưng ở gần nên Yến tự “đeo gông” với đủ việc giặt giũ quần áo, cơm nước cho Dũng. Thời gian biểu của Yến cũng bị phụ thuộc vào lịch của người yêu. Ngay đến việc đi mua sắm hay làm đẹp Yến cũng chờ lúc Dũng có thể đưa mình đi.
“Cầm tù” bản thân
Từ một người năng động, tự lập sau hơn một năm có người yêu, Hằng ì ạch đến mức bạn bè đùa “cái Hằng chẳng cần ai, sống bằng hơi tình yêu là đủ”. Chính bản thân Hằng cũng thấy cuộc sống và con người mình khác nhiều so với trước. Những tháng ngày chỉ biết đến người yêu, H chẳng còn lấy một bạn nào bên cạnh.
Những lúc giận nhau với bạn trai, cô chỉ biết ôm nỗi buồn một mình, đâu có ai tâm sự. Thêm việc không còn chú trọng nâng cao kiến thức cho bản thân, lười vận động, Hằng đang từng ngày hạ dần giá trị của mình.
Ngoài việc mong muốn lúc nào cũng được ở bên nửa kia, Yến còn nghĩ rằng, hy sinh hết mọi thứ xung quanh dành cho bạn trai cũng là một cách giữ tình yêu. Yêu Yến, Dũng chẳng bao giờ phải hồi hộp chờ đợi, cũng chẳng có chút lo lắng ghen tuông.
Tuy nhiên, cái nhìn của Dũng về người yêu cũng khác trước khi mà Yến không còn là cô gái tự lập, năng động và có nhiều người theo đuổi như ngày mới quen làm cậu có phần... hụt hẫng.
Chưa kể, Dũng cũng phải đau đầu đối phó với nhu cầu “kè kè người yêu” của Yến, khó chịu khi bị kiểm soát vì đi đâu cũng bị cô cũng đòi theo mà anh còn nhiều mối quan tâm riêng của mình… Mối quan hệ của họ vì thế ngày càng trở nên căng thẳng.
Gần 3 năm trời tự nguyện “ở tù” vì tình yêu, Lê Ngọc Nhung (21 tuổi, đường Lý Thường Kiệt, Q.11, TP.HCM) rùng mình: “Ngoài giờ học ra mình chỉ nghĩ đến anh ta và dành hết cả cuộc sống cho anh ta, gần như quên luôn người thân, bạn bè và cả chính bản thân mình. Khi tình yêu tan vỡ, nhìn lại mới thấy mình đã để mất quá nhiều thứ trong thời gian đó. Mình trở lại cuộc sống với con số 0, cực kỳ chới với”.
Khi yêu, thời gian ở bên người yêu chẳng bao giờ là đủ, nhất là với các bạn gái. Những ngày đầu bước vào tình yêu, các đôi thường quấn nhau mọi lúc mọi nơi, người này luôn có mặt trong các hoạt động của người kia. Nếu không điều chỉnh kịp thời, điều này dễ thành thói quen rất khó bỏ và nhiều người bị phụ thuộc lúc nào không hay.
Phụ thuộc không làm tình yêu bền vững mà lại là một trong những nguyên làm mất giá trị của mình trong mắt nửa kia. Tình yêu đúng là một phần quan trọng của cuộc sống nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều thứ khác cần sự quan tâm và chăm sóc của bạn. Cân bằng được điều này, mới không đẩy mình vào cảnh “cầm tù”.
0 comments:
Đăng nhận xét