Việc quan hệ tình dục sớm nhưng thiếu hiểu biết, nữ sinh ở độ tuổi 15-19 đã phải đau đớn vất bỏ sinh linh bé nhỏ.
Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, trung bình mỗi năm cả nước có 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15 - 19, trong đó nhiều em phá thai nhiều lần. Trẻ vị thành niên chiếm 22% số vụ nạo phá thai và đang có xu hướng tăng lên.
Theo GS. TS. BS Nguyễn Duy Tài, ĐH Y dược TP.HCM, thống kê tại 3 bệnh viện công thuộc TP.HCM gồm Từ Dũ, Hùng Vương và Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, cho thấy tỷ lệ nữ ở tuổi vị thành niên có thai đến khám chiếm 4% trong số các trường hợp có thai.
BS Đặng Phi Yến, Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM, cung cấp thêm tại các BV công TP.HCM, trong 95.067 ca phá thai năm 2011 thì có đến 3.867 trường hợp tuổi vị thành niên, chiếm 4,1% (năm 2010 tỷ lệ này chỉ có 2,29%).
Theo BS Đặng Phi Yến, độ tuổi này là giai đoạn chuyển tiếp vô cùng quan trọng từ thiếu niên sang người lớn. “Cơn bão” văn hóa phương Tây xâm nhập ngày càng mạnh nhưng giới trẻ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính, nhiều người bước vào đời sống “chăn gối” khi tuổi còn nhỏ. Thực tế này khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới trong những năm gần đây.
Bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh cần
quan tâm và định hướng một cách tế nhị cho con
em những kiến thức giới tính cũng như sức khỏe sinh sản.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng trên phần lớn là do nữ sinh thiếu sự quan tâm của gia đình, nhà trường. Các phụ huynh còn khá dè dặt trong việc trao đổi với con em về sức khỏe sinh sản, đùn đẩy trách nhiệm cho nhà trường. Trong khi đó, chương trình học chính khóa quá dày nên việc giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi này ở trường chỉ mang tính phong trào.
Theo GS. TS. BS. Nguyễn Duy Tài, thực tế hiện nay không ít gia đình con cái không còn xem cha mẹ là chỗ tâm sự an toàn và vững chắc. Các cô gái thường trao đổi với bạn bè, chuyên viên tư vấn và sau cùng mới đến cha mẹ. Khi lỡ “dính bầu”, trẻ cũng không được người lớn cảm thông hoặc sợ cha mẹ la mắng, các em tự tìm đến cơ sở nạo phá thai tư nhân để giải quyết và dẫn đến những tai biến nguy hiểm.
Theo thống kê của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP.HCM, mỗi năm TP.HCM có khoảng 89.000 ca phá thai; trong đó có hơn 2.000 ca ở tuổi vị thành niên và gần 1.000 ca bị tai biến như rối loạn kinh nguyệt, thủng tử cung, nhiễm trùng, sót thai, sót nhau, thậm chí tử vong.
Theo GS. TS. BS Nguyễn Duy Tài, ĐH Y dược TP.HCM, thống kê tại 3 bệnh viện công thuộc TP.HCM gồm Từ Dũ, Hùng Vương và Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, cho thấy tỷ lệ nữ ở tuổi vị thành niên có thai đến khám chiếm 4% trong số các trường hợp có thai.
BS Đặng Phi Yến, Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM, cung cấp thêm tại các BV công TP.HCM, trong 95.067 ca phá thai năm 2011 thì có đến 3.867 trường hợp tuổi vị thành niên, chiếm 4,1% (năm 2010 tỷ lệ này chỉ có 2,29%).
Theo BS Đặng Phi Yến, độ tuổi này là giai đoạn chuyển tiếp vô cùng quan trọng từ thiếu niên sang người lớn. “Cơn bão” văn hóa phương Tây xâm nhập ngày càng mạnh nhưng giới trẻ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính, nhiều người bước vào đời sống “chăn gối” khi tuổi còn nhỏ. Thực tế này khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới trong những năm gần đây.
Bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh cần
quan tâm và định hướng một cách tế nhị cho con
em những kiến thức giới tính cũng như sức khỏe sinh sản.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng trên phần lớn là do nữ sinh thiếu sự quan tâm của gia đình, nhà trường. Các phụ huynh còn khá dè dặt trong việc trao đổi với con em về sức khỏe sinh sản, đùn đẩy trách nhiệm cho nhà trường. Trong khi đó, chương trình học chính khóa quá dày nên việc giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi này ở trường chỉ mang tính phong trào.
Theo GS. TS. BS. Nguyễn Duy Tài, thực tế hiện nay không ít gia đình con cái không còn xem cha mẹ là chỗ tâm sự an toàn và vững chắc. Các cô gái thường trao đổi với bạn bè, chuyên viên tư vấn và sau cùng mới đến cha mẹ. Khi lỡ “dính bầu”, trẻ cũng không được người lớn cảm thông hoặc sợ cha mẹ la mắng, các em tự tìm đến cơ sở nạo phá thai tư nhân để giải quyết và dẫn đến những tai biến nguy hiểm.
Theo thống kê của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP.HCM, mỗi năm TP.HCM có khoảng 89.000 ca phá thai; trong đó có hơn 2.000 ca ở tuổi vị thành niên và gần 1.000 ca bị tai biến như rối loạn kinh nguyệt, thủng tử cung, nhiễm trùng, sót thai, sót nhau, thậm chí tử vong.
0 comments:
Đăng nhận xét