Những con tem giúp mọi người biết rằng, đó là vật sở hữu của con và con từ đâu đến
1. Con gái vào cấp II, bắt đầu thích đọc truyện tranh và có những sở thích “người lớn” hơn. Gần đây, khi bố phục hồi thú chơi tem, con gái trở thành “người quản lý” bộ sưu tập của bố. Thú sưu tầm này bất ngờ khiến con gái hào hứng, hỏi han lung tung, bố giải thích cho con gái nghe một cách đơn giản rằng mỗi quốc gia đều khẳng định sự tồn tại của mình qua quốc hiệu (tên gọi), quốc huy, quốc ca… Đó là di sản tinh thần. Còn về tài sản vật chất của quốc gia đó sẽ thể hiện qua đồng tiền, hộ chiếu và con tem. Bố phân tích: “Cũng là tài sản vật chất như nhau, nhưng đồng tiền chỉ có giá trị khi lưu thông trong nước, hộ chiếu thì ra được nước ngoài nhưng là thứ gắn liền nên không thể chuyển đổi. Chỉ có con tem sưu tập với phát hành đầu tiền là có giá chuyển đổi giữa các nhà sưu tầm trên toàn thế giới. Đó là lý do mà mỗi khi có bộ tem mới phát hành, bố đều để dành tiền mua kèm con dấu ngày phát hành đầu tiên. Cũng là một cách để dành cho các con, bởi đến đời con của các con, những con tem này không chỉ có giá trị tài sản mà còn “thông báo” cho mọi người biết đó là vật sở hữu của con, rằng con từ đâu đến, và những giá trị tinh thần này sẽ đi theo các con mãi”…
2. Con gái dạo này cứ nài ép cậu Hai hướng dẫn sử dụng phần mềm photoshop. Và sau bài kiểm tra địa lý tuần trước, con gái lại nài bố tìm giúp một con dấu “ngày phát hành đầu tiên”. Chết thật! Mỗi bộ tem có một con dấu ngày phát hành đầu tiên riêng biệt với ngày tháng năm khắc hẳn trên đó và chỉ có bưu điện nhà nước mới có quyền phát hành. Bố chỉ là người chơi tem chứ có phải bộ trưởng bưu chính viễn thông đâu mà có quyền tùy tiện khắc dấu. Con gái xịu mặt: “Giờ con biết ăn nói sao với các bạn trong lớp bây giờ? Thiếu con dấu phát hành đầu tiên thì công trình của lớp sáu 1 bọn con chỉ như trò thủ công cắt dán của bọn nhóc”. Rồi con gái lui cui bò xuống gầm giường kéo ra một bức tranh bằng giấy cactông có dán hình bản đồ Việt Nam với các lãnh thổ trên biển Đông bằng giấy màu, bên góc bìa phải có dòng chữ chạy dọc “Ấn phẩm kỷ niệm ngày phát hành bộ tem chủ quyền biển đảo Việt Nam”. Trên góc trái là bốn con tem màu sắc rực rỡ hình ảnh trên cửu đỉnh triều đình Huế về quyền Việt Nam với Trường Sa – Hoàng Sa, các bản đồ của Pháp – Tây Ban Nha và Đức đầu thế kỷ 20 ghi nhận chủ quyền Việt Nam với hai quần đảo trên.
Tất nhiên, bố nhận ra ngay bốn con tem “độc chiêu” nọ được sản xuất từ… máy in phun màu vi tính và hiểu được lý do ham học hỏi với photoshop lâu nay của con gái. “Cả lớp con cùng làm bức tranh này để thi toàn trường, nhưng con là lớp rưởng nên có trách nhiệm… làm tăng giá trị tài sản của nó, con sẽ thuyết trình về việc dán tem lên bì thư để khẳng định nơi mình độc quyền phát hành nó”. Vậy bố còn biết làm gì khác ngoài việc hướng dẫn con vẽ mấy con số ngày phát hành đầu tiên cho bốn con tem tự chế tác độc đáo này.
3. Dù bộ tem mà con chế tác chỉ có ý nghĩa thể hiện năng khiếu, nhưng ý thức trách nhiệm đến từ chút thời gian bỏ ra để dán tem lên phong bì khiến những công dân trưởng thành như bố phải tự hỏi lại mình về sự tồn tại của điều ấy với bản thân. Chạy theo áp lực cuộc sống, bố và bao nhiêu người đã quên mất việc giữ gìn tình yêu với ngôi nhà mình, nơi mình ở, quê hương mình sinh sống và gắn bó. Là một người chơi tem mà bố quên mất giá trị tài sản quốc gia nằm ngày trong ngăn tủ của mình. Và bố mong một ngày nào được sở hữu một bộ tem có hình ảnh những biển đảo Việt Nam thân thương – những vùng đất quê nhà đến từ biển cả – nơi bố đã chào đời.
2. Con gái dạo này cứ nài ép cậu Hai hướng dẫn sử dụng phần mềm photoshop. Và sau bài kiểm tra địa lý tuần trước, con gái lại nài bố tìm giúp một con dấu “ngày phát hành đầu tiên”. Chết thật! Mỗi bộ tem có một con dấu ngày phát hành đầu tiên riêng biệt với ngày tháng năm khắc hẳn trên đó và chỉ có bưu điện nhà nước mới có quyền phát hành. Bố chỉ là người chơi tem chứ có phải bộ trưởng bưu chính viễn thông đâu mà có quyền tùy tiện khắc dấu. Con gái xịu mặt: “Giờ con biết ăn nói sao với các bạn trong lớp bây giờ? Thiếu con dấu phát hành đầu tiên thì công trình của lớp sáu 1 bọn con chỉ như trò thủ công cắt dán của bọn nhóc”. Rồi con gái lui cui bò xuống gầm giường kéo ra một bức tranh bằng giấy cactông có dán hình bản đồ Việt Nam với các lãnh thổ trên biển Đông bằng giấy màu, bên góc bìa phải có dòng chữ chạy dọc “Ấn phẩm kỷ niệm ngày phát hành bộ tem chủ quyền biển đảo Việt Nam”. Trên góc trái là bốn con tem màu sắc rực rỡ hình ảnh trên cửu đỉnh triều đình Huế về quyền Việt Nam với Trường Sa – Hoàng Sa, các bản đồ của Pháp – Tây Ban Nha và Đức đầu thế kỷ 20 ghi nhận chủ quyền Việt Nam với hai quần đảo trên.
Tất nhiên, bố nhận ra ngay bốn con tem “độc chiêu” nọ được sản xuất từ… máy in phun màu vi tính và hiểu được lý do ham học hỏi với photoshop lâu nay của con gái. “Cả lớp con cùng làm bức tranh này để thi toàn trường, nhưng con là lớp rưởng nên có trách nhiệm… làm tăng giá trị tài sản của nó, con sẽ thuyết trình về việc dán tem lên bì thư để khẳng định nơi mình độc quyền phát hành nó”. Vậy bố còn biết làm gì khác ngoài việc hướng dẫn con vẽ mấy con số ngày phát hành đầu tiên cho bốn con tem tự chế tác độc đáo này.
3. Dù bộ tem mà con chế tác chỉ có ý nghĩa thể hiện năng khiếu, nhưng ý thức trách nhiệm đến từ chút thời gian bỏ ra để dán tem lên phong bì khiến những công dân trưởng thành như bố phải tự hỏi lại mình về sự tồn tại của điều ấy với bản thân. Chạy theo áp lực cuộc sống, bố và bao nhiêu người đã quên mất việc giữ gìn tình yêu với ngôi nhà mình, nơi mình ở, quê hương mình sinh sống và gắn bó. Là một người chơi tem mà bố quên mất giá trị tài sản quốc gia nằm ngày trong ngăn tủ của mình. Và bố mong một ngày nào được sở hữu một bộ tem có hình ảnh những biển đảo Việt Nam thân thương – những vùng đất quê nhà đến từ biển cả – nơi bố đã chào đời.
0 comments:
Đăng nhận xét