"Các chị em đứng bục đều bảo nhau phải ăn, ngủ đúng giờ để nâng cao sức khỏe, những ngày nắng nóng trước khi ra đứng bục thì thoa thêm kem chống nắng để bảo vệ da đỡ bị sạm", Huyền bật mí.
Cái duyên đến với nghiệp cảnh sát
Thời gian gần đây, những người đi qua ngã tư Nguyễn Chí Thanh – Kim Mã vốn nổi tiếng về sự ùn tắc kéo dài hẳn đã quá quen thuộc với hình ảnh một nữ cảnh sát xinh đẹp đứng trên bục điều tiết giao thông ngay cả trong những ngày Hà Nội thời tiết lạnh cắt da, cắt thịt.
Nữ cảnh sát ấy là Thiếu úy Nguyễn Mai Huyền (SN 1988, thuộc đội 2 cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội). Ấn tượng đầu tiên Huyền tạo cho người đối diện là hình ảnh một cô gái đang còn rất trẻ với khuôn mặt mang nét đẹp thuần Việt. Bộ quân phục trang nghiêm của ngành vẫn không thể át đi vẻ dịu dàng, nữ tính ở người nữ cảnh sát này.
Tâm sự cái nghiệp “lính” của mình, Huyền bảo rằng, cô sinh ra trong gia đình có bố làm việc trong hàng ngũ cảnh sát nhưng ban đầu lại không hề có ý định tiếp nối nghề vì nghĩ rằng nếu gắn với nghiệp quân ngũ sẽ rất gò bó. Phải sống theo khuôn khổ, kỷ luật thép là một rào cản lớn không chỉ riêng với Huyền mà còn với nhiều cô gái khác.
Khi chuẩn bị đến thời hạn nộp hồ sơ để thi lên bậc đại học, ban đầu Huyền đã chọn cho mình một ngôi trường vừa sức, sau khi ra trường sẽ đi làm nhân viên văn phòng cho an nhàn. Tuy nhiên, bất ngờ khi trước thời hạn nộp hồ sơ chỉ còn một ngày, Huyền tình cờ xem trên ti vi có chương trình nói về các nữ cảnh sát khiến Huyền thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mình và muốn thử sức để trở thành một trong những người đứng trong quân ngũ.
Nghĩ là làm, Huyền liền đi nộp hồ sơ vào trường Học viện Cảnh sát nhân dân. Sau những tháng này ôn luyện, vượt qua kì thi, hồi hộp chờ đợi kết quả cuối cùng niềm vui đã đến khi Huyền nhận được giấy báo nhập học.
Huyền chia sẻ: “Những ngày đầu vào trường, phải thay đổi môi trường sống là điều hết sức khó khăn. Kỷ luật trong trường cũng nghiêm khắc nên phải mất một thời gian mình mới quen được với nếp sống của những cảnh sát tương lai. Nhiều hôm nhớ nhà đến phát khóc, may được các chị em trong kí túc động viên, thêm phần thấy nhiều chị em nhà xa cả năm mới về quê được một lần nên mình cũng dặn lòng phải vững vàng hơn”.
Trong những năm tháng sinh viên, Nguyễn Mai Huyền luôn tham gia tích cực những phong trào đoàn, là thành viên của đội văn nghệ xung kích. Trong lần tham gia cuộc thi sinh viên thanh lịch của trường, Huyền đã lọt vào vòng chung kết nhưng vì bị ốm nên Huyền đành phải bỏ dở. “Mình vẫn nhớ như in hôm đi thi sinh viên thanh lịch, các chị em cùng phòng xúm vào người làm tóc, người trang điểm hộ, người đính lại chiếc cúc trên váy để cho mình thật xinh đẹp đi dự thi”, Huyền tươi cười nhớ lại.
Mỗi ngày đứng bục là 1 cảm xúc
Nói về công việc đứng bục của mình hiện tại, Thiếu úy Nguyễn Mai Huyền bật mí rằng, khi vừa ra trường, Huyền được giao công việc tiếp dân tại Đội 2 cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội. Khi có quyết định đưa những nữ cảnh sát ra đứng bục điều tiết giao thông để khơi dậy hình ảnh đẹp về người nữ cảnh sát trong lòng người dân, Huyền cùng nhiều chị em khác trong đội đã được phân công đứng bục 3 tiếng rưỡi mỗi ngày.
“Thoạt đầu, khi nhận nhiệm vụ mới mình cũng nhiều băn khoăn, lo lắng vì một lúc phải đảm đương hai nhiệm vụ đứng bục và việc hành chính văn phòng nhưng được sự động viên, khích lệ đồng thời muốn phát huy hình ảnh đẹp của người nữ cảnh sát ở Hà Nội nên mình cũng như các chị em khác đều cố gắng hoàn thành tốt”, Thiếu úy Huyền cho biết.
Khi được hỏi về công việc đứng bục có quá sức với một cô gái như Huyền, nữ cảnh sát rắn rỏi chia sẻ, việc đứng bục 3 tiếng rưỡi không quá mệt nhưng do thời tiết ở nước ta khắc nghiệt, mùa đông quá lạnh, mùa hè nóng nực lại thêm nhiều khói bụi nên cũng là một mối lo ngại vì phụ nữ ai cũng muốn mình đẹp, việc chăm lo, bảo vệ nhan sắc. “Các chị em đứng bục đều bảo nhau phải ăn, ngủ đúng giờ để nâng cao sức khỏe, những ngày nắng nóng trước khi ra đứng bục thì thoa thêm kem chống nắng để bảo vệ da đỡ bị sạm", Huyền thật thà bật mí.
Không sợ nếu phải đối mặt với người có ý định sàm sỡ
Với Huyền mỗi ngày ra đứng bục lại là một cảm xúc khác biệt, từng dòng người qua lại dưới bàn tay điều tiết mềm mại, uyển chuyển. Kỷ niệm đáng nhớ nhất của Huyền kể từ khi ra đứng bục ở ngã tư Nguyễn Chí Thanh – Kim Mã là lần có một đoàn khách nước ngoài không thể qua được đường vì xe cộ đi quá đông, Huyền đã trực tiếp dẫn cả đoàn đi sang theo vạch dẫn rồi hướng dẫn cho họ đường để đi lên Hồ Gươm thăm quan. Thấy nữ cảnh sát xinh đẹp, tốt bụng, những người khách nước ngoài đã xin chụp ảnh cùng. “Mình cảm thấy rất vui vì qua những việc như vậy sẽ nâng cao được hình ảnh người cảnh sát trong mắt người khách nước ngoài đến Việt Nam”, Huyền nói.
Hỏi Nguyễn Mai Huyền về việc có sợ bị sàm sỡ như một số luồng thông tin phản ánh trên báo chí, Huyền cho biết, thực tế chưa có chị em nào bị sàm sỡ nhưng việc bị buông những lời trêu chọc, khiếm nhã cũng có từ một số người đi đường ý thức kém là có và bản thân Huyền cũng gặp một số trường hợp như vậy. Tuy nhiên, Huyền khẳng định: “Không chỉ bản thân mình mà các chị em nữ cảnh sát khác đều không hề sợ khi đứng bục, để giở trờ sàm sỡ cũng khó vì các nữ cảnh sát đều có nghiệp vụ và có võ thuật đủ để bảo vệ mình trước tình huống trên”.
Thời gian gần đây, những người đi qua ngã tư Nguyễn Chí Thanh – Kim Mã vốn nổi tiếng về sự ùn tắc kéo dài hẳn đã quá quen thuộc với hình ảnh một nữ cảnh sát xinh đẹp đứng trên bục điều tiết giao thông ngay cả trong những ngày Hà Nội thời tiết lạnh cắt da, cắt thịt.
Nữ cảnh sát ấy là Thiếu úy Nguyễn Mai Huyền (SN 1988, thuộc đội 2 cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội). Ấn tượng đầu tiên Huyền tạo cho người đối diện là hình ảnh một cô gái đang còn rất trẻ với khuôn mặt mang nét đẹp thuần Việt. Bộ quân phục trang nghiêm của ngành vẫn không thể át đi vẻ dịu dàng, nữ tính ở người nữ cảnh sát này.
Nữ cảnh sát Mai Huyền với công việc
thường ngày ở đội CSGT số 2
thường ngày ở đội CSGT số 2
Tâm sự cái nghiệp “lính” của mình, Huyền bảo rằng, cô sinh ra trong gia đình có bố làm việc trong hàng ngũ cảnh sát nhưng ban đầu lại không hề có ý định tiếp nối nghề vì nghĩ rằng nếu gắn với nghiệp quân ngũ sẽ rất gò bó. Phải sống theo khuôn khổ, kỷ luật thép là một rào cản lớn không chỉ riêng với Huyền mà còn với nhiều cô gái khác.
Khi chuẩn bị đến thời hạn nộp hồ sơ để thi lên bậc đại học, ban đầu Huyền đã chọn cho mình một ngôi trường vừa sức, sau khi ra trường sẽ đi làm nhân viên văn phòng cho an nhàn. Tuy nhiên, bất ngờ khi trước thời hạn nộp hồ sơ chỉ còn một ngày, Huyền tình cờ xem trên ti vi có chương trình nói về các nữ cảnh sát khiến Huyền thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mình và muốn thử sức để trở thành một trong những người đứng trong quân ngũ.
Hình ảnh Huyền khi đứng bục ở ngã tư
Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã
Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã
Nghĩ là làm, Huyền liền đi nộp hồ sơ vào trường Học viện Cảnh sát nhân dân. Sau những tháng này ôn luyện, vượt qua kì thi, hồi hộp chờ đợi kết quả cuối cùng niềm vui đã đến khi Huyền nhận được giấy báo nhập học.
Huyền chia sẻ: “Những ngày đầu vào trường, phải thay đổi môi trường sống là điều hết sức khó khăn. Kỷ luật trong trường cũng nghiêm khắc nên phải mất một thời gian mình mới quen được với nếp sống của những cảnh sát tương lai. Nhiều hôm nhớ nhà đến phát khóc, may được các chị em trong kí túc động viên, thêm phần thấy nhiều chị em nhà xa cả năm mới về quê được một lần nên mình cũng dặn lòng phải vững vàng hơn”.
Trong những năm tháng sinh viên, Nguyễn Mai Huyền luôn tham gia tích cực những phong trào đoàn, là thành viên của đội văn nghệ xung kích. Trong lần tham gia cuộc thi sinh viên thanh lịch của trường, Huyền đã lọt vào vòng chung kết nhưng vì bị ốm nên Huyền đành phải bỏ dở. “Mình vẫn nhớ như in hôm đi thi sinh viên thanh lịch, các chị em cùng phòng xúm vào người làm tóc, người trang điểm hộ, người đính lại chiếc cúc trên váy để cho mình thật xinh đẹp đi dự thi”, Huyền tươi cười nhớ lại.
Mỗi ngày đứng bục là 1 cảm xúc
Nói về công việc đứng bục của mình hiện tại, Thiếu úy Nguyễn Mai Huyền bật mí rằng, khi vừa ra trường, Huyền được giao công việc tiếp dân tại Đội 2 cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội. Khi có quyết định đưa những nữ cảnh sát ra đứng bục điều tiết giao thông để khơi dậy hình ảnh đẹp về người nữ cảnh sát trong lòng người dân, Huyền cùng nhiều chị em khác trong đội đã được phân công đứng bục 3 tiếng rưỡi mỗi ngày.
“Thoạt đầu, khi nhận nhiệm vụ mới mình cũng nhiều băn khoăn, lo lắng vì một lúc phải đảm đương hai nhiệm vụ đứng bục và việc hành chính văn phòng nhưng được sự động viên, khích lệ đồng thời muốn phát huy hình ảnh đẹp của người nữ cảnh sát ở Hà Nội nên mình cũng như các chị em khác đều cố gắng hoàn thành tốt”, Thiếu úy Huyền cho biết.
Hình ảnh đời thường hết sức dịu dàng
của Thiếu úy Nguyễn Mai Huyền
của Thiếu úy Nguyễn Mai Huyền
Khi được hỏi về công việc đứng bục có quá sức với một cô gái như Huyền, nữ cảnh sát rắn rỏi chia sẻ, việc đứng bục 3 tiếng rưỡi không quá mệt nhưng do thời tiết ở nước ta khắc nghiệt, mùa đông quá lạnh, mùa hè nóng nực lại thêm nhiều khói bụi nên cũng là một mối lo ngại vì phụ nữ ai cũng muốn mình đẹp, việc chăm lo, bảo vệ nhan sắc. “Các chị em đứng bục đều bảo nhau phải ăn, ngủ đúng giờ để nâng cao sức khỏe, những ngày nắng nóng trước khi ra đứng bục thì thoa thêm kem chống nắng để bảo vệ da đỡ bị sạm", Huyền thật thà bật mí.
Không sợ nếu phải đối mặt với người có ý định sàm sỡ
Với Huyền mỗi ngày ra đứng bục lại là một cảm xúc khác biệt, từng dòng người qua lại dưới bàn tay điều tiết mềm mại, uyển chuyển. Kỷ niệm đáng nhớ nhất của Huyền kể từ khi ra đứng bục ở ngã tư Nguyễn Chí Thanh – Kim Mã là lần có một đoàn khách nước ngoài không thể qua được đường vì xe cộ đi quá đông, Huyền đã trực tiếp dẫn cả đoàn đi sang theo vạch dẫn rồi hướng dẫn cho họ đường để đi lên Hồ Gươm thăm quan. Thấy nữ cảnh sát xinh đẹp, tốt bụng, những người khách nước ngoài đã xin chụp ảnh cùng. “Mình cảm thấy rất vui vì qua những việc như vậy sẽ nâng cao được hình ảnh người cảnh sát trong mắt người khách nước ngoài đến Việt Nam”, Huyền nói.
Nữ cảnh sát "không sợ".
Hỏi Nguyễn Mai Huyền về việc có sợ bị sàm sỡ như một số luồng thông tin phản ánh trên báo chí, Huyền cho biết, thực tế chưa có chị em nào bị sàm sỡ nhưng việc bị buông những lời trêu chọc, khiếm nhã cũng có từ một số người đi đường ý thức kém là có và bản thân Huyền cũng gặp một số trường hợp như vậy. Tuy nhiên, Huyền khẳng định: “Không chỉ bản thân mình mà các chị em nữ cảnh sát khác đều không hề sợ khi đứng bục, để giở trờ sàm sỡ cũng khó vì các nữ cảnh sát đều có nghiệp vụ và có võ thuật đủ để bảo vệ mình trước tình huống trên”.
0 comments:
Đăng nhận xét