Tình yêu tan vỡ là điều bình thường, thế nhưng với không ít bạn trẻ điều này đồng nghĩa với… cái chết. Họ có những hành vi hay cách trả thù liên quan đến tính mạng rất đáng lên án.
Hết yêu thì chết
Rất nhiều vụ án đau lòng liên quan đến tính mạng mà nguyên nhân xuất phát từ việc tình yêu tan vỡ. Khi đối phương không muốn tiếp tục duy trì tình cảm, không ít bạn trẻ không chấp nhận sự thật và liều dùng đến cái chết của chính mình hoặc của người kia nhưng một cách “giải quyết nỗi đau thất tình”.
Mới đây, vụ án cô nữ sinh 19 tuổi V.C ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh bị bạn trai cũ là Đ.T. H cùng tuổi bắt nát mặt, có nguy cơ bị hỏng cả hai mắt làm nhiều người bàng hoàng. Quen nhau từ hồi phổ thông, khi cả hai thi đỗ cao đẳng, đại học hai người đi học cách xa nhau. Nhiều lần C. bày tỏ ý định muốn chia tay, còn H. lại muốn C. suy nghĩ lại.
Khi C. kiên quyết thể hiện lập trường của mình, gia đình C. cũng đã khuyên H. hai đứa còn ít tuổi, trước hết hãy tập trung cho việc học hành. Biết người yêu không chịu nối lại tình cảm, H. đã sử dụng súng hoa cải bắn từ bên nhà ngoài với hàng trăm viện đàm khiến C. và mẹ đều bị thương tích. Đôi mắt cô nữ sinh đối diện với nguy cơ mù vĩnh viễn.
Đầu tháng 3/2013, một thanh niên ở TP.HCM dùng vật nhọn đâm bạn gái ngay trước cổng bệnh viện vì lý do bạn gái kiên quyết chia tay, không thể tiếp tục tình yêu. Kết quả của hành vi “níu kéo tình yêu” này là cô bạn gái tử vong, còn chàng trai kia phải đối diện với tội danh giết người.
Không chỉ ra tay với đối phương, nhiều bạn trẻ khi tình yêu kết thúc cũng chọn cách kết liễu đời mình, xem cái chết như một cách giải quyết. Rất nhiều vụ vụ tử đau lòng vì thất tình đã xảy ra, gần đây nhất là vụ việc nữ sinh ở Phú Yên vừa tốt nghiệp đại học nhảy cầu tự vẫn vì người yêu nói lời chia tay.
Thiếu kỹ năng yêu
Đó chỉ mới là những vụ việc khi hậu quả đã xảy ra, còn trong thực tế, khi thất tình các bạn trẻ ấp ủ âm mưu hãm hại người kia hoặc chọn cách tự vẫn rất nhiều. Thất tình là một trong những nỗi đau rất lớn với các bạn trẻ và khi người yêu chia tay, họ cho rằng mọi thứ đã hết, rơi vào bế tắc nên sẵn sàng làm liều.
Giáo viên một trường THCS ở TP.HCM kể rằng, cô từng gặp trường hợp nữ sinh mới 13 tuổi có ý định tạt axit bạn trai cũ và “tình địch” vì cho rằng mình bị lừa tình. Cũng may ý định này được phát hiện kịp thời, thầy cô và bố mẹ đã giúp em vượt qua khủng hoảng nếu không chẳng biết điều kinh khủng gì có thể xảy ra nếu em thực hiện âm mưu của mình.
“Khi yêu, các bạn trẻ thần tượng hoá, tuyệt đối hoá người mình yêu, cho người yêu là tất cả cuộc sống của mình nên khi người kia chia tay họ thất vọng, suy sụp nên dẫn đến những hành động dại dột. Học trò bây giờ thất tình và có ý định tự tử rất nhiều”, cô cho hay.
Sự ép buộc đe doạ đến tính mạng cũng đẩy người chủ động chia tay cũng vô cùng hoảng loạn, sống trong sợ hãi. Có không ít bạn phải tìm nơi ẩn trốn, cầu cứu vì bị đối phương đe doạ. Có người vì thế mà chấp nhận yêu trong níu kéo, sợ hãi... thì tình yêu cũng không thể có kết quả.
Theo ThS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (ĐH Sư phạm TPHCM) khi tình yêu tan vỡ, người đang tìm cách níu kéo “ra tay” huỷ hoại sức khoẻ, nhan sắc của người “dứt áo ra đi”… thường có mục đích để cho người mình yêu sẽ không yêu được ai khác. Rồi hành vi tự tử, tự huỷ hoại bản thân ngoài việc các bạn cho rằng đó là cách giải quyết bế tắc còn vì muốn người kia phải hối hận, phải dằn vặt đau khổ vì đã “phụ bạc” tình cảm của mình.
Thầy Hiếu nhấn mạnh tình cảm nam nữ là một trong những mối bận tâm rất lớn của các bạn trẻ. Nhưng thực tế không ai chỉ cho các bạn cách yêu, cách chia tay… nên khi rơi vào bế tắc trong tình cảm, họ thường hành động theo bản năng, đánh mất lý trí. Các em không biết quý trọng tính mạng, giá trị bản thân mình và người khác.
Ngoài ra, theo thầy Khắc Hiếu hành vi đó là sự cộng hưởng từ môi trường văn hoá bạo lực, các em bị tác động từ các trò chơi bạo lực từ phim ảnh, trò chơi... Thế nên, khi các trẻ bước vào thế giới tình cảm rất cần sự hỗ trợ, chia sẻ, quan tâm của người thân để tránh được những hành vi tiêu cực có thể gây nguỵ hại cho người khác và chính mình.
Các bạn trẻ cần hiểu rằng, tình cảm là thứ có thể đến và đi, khi tình yêu đã hết, không còn cơ hội níu kéo thì chấp nhận chia tay là phương án tốt nhất. Đó cũng là cách các bạn nâng cao giá trị bản thân chứ không phải đánh mất mình một cách mù quáng để níu kéo tình cảm.
Rất nhiều vụ án đau lòng liên quan đến tính mạng mà nguyên nhân xuất phát từ việc tình yêu tan vỡ. Khi đối phương không muốn tiếp tục duy trì tình cảm, không ít bạn trẻ không chấp nhận sự thật và liều dùng đến cái chết của chính mình hoặc của người kia nhưng một cách “giải quyết nỗi đau thất tình”.
Mới đây, vụ án cô nữ sinh 19 tuổi V.C ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh bị bạn trai cũ là Đ.T. H cùng tuổi bắt nát mặt, có nguy cơ bị hỏng cả hai mắt làm nhiều người bàng hoàng. Quen nhau từ hồi phổ thông, khi cả hai thi đỗ cao đẳng, đại học hai người đi học cách xa nhau. Nhiều lần C. bày tỏ ý định muốn chia tay, còn H. lại muốn C. suy nghĩ lại.
Nhiều bạn sẽ sẵn sàng hại người, hại mình để kết thúc tình yêu.
(Ảnh minh hoạ).
(Ảnh minh hoạ).
Khi C. kiên quyết thể hiện lập trường của mình, gia đình C. cũng đã khuyên H. hai đứa còn ít tuổi, trước hết hãy tập trung cho việc học hành. Biết người yêu không chịu nối lại tình cảm, H. đã sử dụng súng hoa cải bắn từ bên nhà ngoài với hàng trăm viện đàm khiến C. và mẹ đều bị thương tích. Đôi mắt cô nữ sinh đối diện với nguy cơ mù vĩnh viễn.
Đầu tháng 3/2013, một thanh niên ở TP.HCM dùng vật nhọn đâm bạn gái ngay trước cổng bệnh viện vì lý do bạn gái kiên quyết chia tay, không thể tiếp tục tình yêu. Kết quả của hành vi “níu kéo tình yêu” này là cô bạn gái tử vong, còn chàng trai kia phải đối diện với tội danh giết người.
Không chỉ ra tay với đối phương, nhiều bạn trẻ khi tình yêu kết thúc cũng chọn cách kết liễu đời mình, xem cái chết như một cách giải quyết. Rất nhiều vụ vụ tử đau lòng vì thất tình đã xảy ra, gần đây nhất là vụ việc nữ sinh ở Phú Yên vừa tốt nghiệp đại học nhảy cầu tự vẫn vì người yêu nói lời chia tay.
Thiếu kỹ năng yêu
Đó chỉ mới là những vụ việc khi hậu quả đã xảy ra, còn trong thực tế, khi thất tình các bạn trẻ ấp ủ âm mưu hãm hại người kia hoặc chọn cách tự vẫn rất nhiều. Thất tình là một trong những nỗi đau rất lớn với các bạn trẻ và khi người yêu chia tay, họ cho rằng mọi thứ đã hết, rơi vào bế tắc nên sẵn sàng làm liều.
Giáo viên một trường THCS ở TP.HCM kể rằng, cô từng gặp trường hợp nữ sinh mới 13 tuổi có ý định tạt axit bạn trai cũ và “tình địch” vì cho rằng mình bị lừa tình. Cũng may ý định này được phát hiện kịp thời, thầy cô và bố mẹ đã giúp em vượt qua khủng hoảng nếu không chẳng biết điều kinh khủng gì có thể xảy ra nếu em thực hiện âm mưu của mình.
“Khi yêu, các bạn trẻ thần tượng hoá, tuyệt đối hoá người mình yêu, cho người yêu là tất cả cuộc sống của mình nên khi người kia chia tay họ thất vọng, suy sụp nên dẫn đến những hành động dại dột. Học trò bây giờ thất tình và có ý định tự tử rất nhiều”, cô cho hay.
Khi tình yêu không thể tiếp tục hãy chấp
nhận việc chia tay (Ảnh minh hoạ).
nhận việc chia tay (Ảnh minh hoạ).
Sự ép buộc đe doạ đến tính mạng cũng đẩy người chủ động chia tay cũng vô cùng hoảng loạn, sống trong sợ hãi. Có không ít bạn phải tìm nơi ẩn trốn, cầu cứu vì bị đối phương đe doạ. Có người vì thế mà chấp nhận yêu trong níu kéo, sợ hãi... thì tình yêu cũng không thể có kết quả.
Theo ThS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (ĐH Sư phạm TPHCM) khi tình yêu tan vỡ, người đang tìm cách níu kéo “ra tay” huỷ hoại sức khoẻ, nhan sắc của người “dứt áo ra đi”… thường có mục đích để cho người mình yêu sẽ không yêu được ai khác. Rồi hành vi tự tử, tự huỷ hoại bản thân ngoài việc các bạn cho rằng đó là cách giải quyết bế tắc còn vì muốn người kia phải hối hận, phải dằn vặt đau khổ vì đã “phụ bạc” tình cảm của mình.
Thầy Hiếu nhấn mạnh tình cảm nam nữ là một trong những mối bận tâm rất lớn của các bạn trẻ. Nhưng thực tế không ai chỉ cho các bạn cách yêu, cách chia tay… nên khi rơi vào bế tắc trong tình cảm, họ thường hành động theo bản năng, đánh mất lý trí. Các em không biết quý trọng tính mạng, giá trị bản thân mình và người khác.
Ngoài ra, theo thầy Khắc Hiếu hành vi đó là sự cộng hưởng từ môi trường văn hoá bạo lực, các em bị tác động từ các trò chơi bạo lực từ phim ảnh, trò chơi... Thế nên, khi các trẻ bước vào thế giới tình cảm rất cần sự hỗ trợ, chia sẻ, quan tâm của người thân để tránh được những hành vi tiêu cực có thể gây nguỵ hại cho người khác và chính mình.
Các bạn trẻ cần hiểu rằng, tình cảm là thứ có thể đến và đi, khi tình yêu đã hết, không còn cơ hội níu kéo thì chấp nhận chia tay là phương án tốt nhất. Đó cũng là cách các bạn nâng cao giá trị bản thân chứ không phải đánh mất mình một cách mù quáng để níu kéo tình cảm.
0 comments:
Đăng nhận xét