Không chỉ sở hữu bảng thành tích học tập ấn tượng mà những sinh viên này còn khiến không ít người phải ngỡ ngàng về thu nhập "cực khủng" ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học
Sinh viên năm 3 Thương mại thu nhập tám con số
Lại Thế Long (SN 1990), sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nghệ An nghèo khó, trong một gia đình có 5 anh em, cha là thương binh 3/4, mẹ làm nghề nông. Mọi chi phí sinh hoạt trong nhà đều chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Từ nhỏ, Long đã phải đi móc lạc, bắt ốc trên các cánh đồng để phụ giúp gia đình. Thi đỗ vào trường ĐH Thương mại, với quan niệm “học phải đi đôi với hành” nên ngay từ khi mới học năm thứ nhất, Long đã tất bật với công việc làm thêm.
Ban đầu, Long nhận công việc phát tờ rơi nhưng không may bị mất tiền oan vào tay một công ty “ma”. Trải qua nhiều vấp ngã, tích lũy được vốn kinh nghiệm kha khá. Hiện Lại Thế Long đã là Chủ tịch CLB việc làm sinh viên HN kiêm Phó giám đốc Cty Giáo dục The Connect.Trong tương lai, chàng sinh viên 9X này mong muốn tự mình thành lập ra một công ty chuyên về đào tạo, phát triển, giới thiệu việc làm cho các bạn sinh viên.
“Hãy nắm lấy cơ hội và tự tạo cho mình một con đường phát triển các bạn nhé!”, đó là lời nhắn nhủ mà “thầy giáo” trẻ này muốn gửi đến tất cả các bạn sinh viên.
8X đời cuối Ngoại Thương thu nhập vài chục triệu đồng mỗi tháng
Tốt nghiệp ĐH Ngoại thương, cô sinh viên sinh năm 1988 Mai Phương đã quyết định mở riêng cho mình một công ty chuyên đào tạo ngoại ngữ. Với niềm đam mê kinh doanh, ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường, Mai Phương đã đầu tư rất nhiều cho việc học về kinh doanh.
Không quá ngạc nhiên khi cô bạn đã trải qua nhiều công việc các bạn sinh viên hằng mơ ước như: làm trợ lí của Tổng Giám đốc tổ chức GD-ĐT Apollo, đại sứ môi trường Bayer 2008, đại diện VietNam Airlines trong sê-ri phim giới thiệu “Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn” giới thiệu vẻ đẹp của Phan Thiết, chủ tịch CLB tiếng Anh HDC Hà Nội từ 2007-2009, đoàn viên thanh niên xuất sắc năm 2008, chứng chỉ IELTS đạt 8.5.
Ngày đầu mở trung tâm của Mai Phương chỉ vỏn vẹn vài bộ bàn ghế do chính người yêu của cô, một thợ mộc lành nghề đóng cho. Số vốn, thủ tục pháp ý ban đầu Mai Phương cũng được bạn bè giúp đỡ phần lớn.
Cứ dò dẫm như thế, vừa dạy Mai Phương vừa chú trọng đầu tư tiếp về địa điểm kinh doanh, phương pháp marketting, tiếng lành đồn xa hiện công ty của cô bạn 8X đã có 500 học viên thường xuyên. 20 nhân viên, hơn 50 giáo viên nước ngoài của công ty hiện có thu nhập trung bình từ 5-10 triệu/tháng.
Sinh viên năm cuối Thương mại tháng kiếm 20 triệu
Vũ Quốc Huân, sinh viên trường ĐH Thương mại nhưng Huân đã đạt được mức thu nhập ổn định và khá cao từ gần 3 năm nay.Huân đã bắt đầu công việc part-time với nghề trông xe tại quán café với “âm mưu” học lỏm cách vận hành một cửa hàng kinh doanh. Huân nói: “ Quan sát, tớ đã nhận ra rằng nhiều người đi café không phải để giải trí. Đó là một môi trường tốt cho nghề marketing”.
Một sự tình cờ đã đưa Huân đến với công việc kinh doanh tại FPT khi cậu bạn “hỏi thăm” công việc này của một nhân viên lắp đặt mạng. Những khách hàng quen tại quán café trước đây trở thành mục tiêu đầu tiên của Huân. “ Đi làm lúc ấy chưa có xe máy, ký hợp đồng tận nhà khách hàng, tớ toàn được ngồi ô tô… 60 chỗ (xe buýt). Có khi đi bộ hơn 2 cây số từ bến xe buýt mới vào đến nơi nhưng tớ vẫn phải có mặt đúng giờ hẹn” – Huân kể.
Tháng đầu tiên “chạy hợp đồng”, Huân được trả hoa hồng là 3,5 triệu đồng, hoàn toàn chưa có tiền lương. Thu nhập của Huân tăng dần cho đến con số hiện giờ là gần 20 triệu đồng/ tháng. Dịp Tết Canh Dần vừa rồi, Huân được thưởng Tết cũng bằng con số ấy.Khi được hỏi về bí quyết làm giàu, Huân khẳng định: “ Đó là làm việc chăm chỉ và nghiêm túc”.
9X HV Ngân hàng: Kinh doanh thời trang tháng thu 40-50 triệu
Lê Nguyễn Nhật Minh (SN 1990) sinh viên ngành Ngân hàng ở Học viện Ngân hàng, được biết đến là stylist của St.319. Trước đó, Nhật Minh cũng đã nổi tiếng với việc sở hữu một cửa hàng thời trang riêng, có tiếng ở Hà thành.
Cửa hàng của Minh được mở từ 2 năm nay, và ban đầu rất ít khách: " Mình mở một cửa hàng nằm trong ngách nhỏ, không biển hiệu, không chỉ dẫn, khá là táo bạo vào thời điểm lúc bấy giờ. Mục đích của mình là một cửa hàng không quá hoành tráng bên ngoài, nhưng là nơi mà tất cả những ai khó tính và thời trang nhất có thể ghé qua, là nơi để những đam mê về thời trang có thể gặp nhau".
Đến giờ, Minh đã gửi lại được mẹ của mình số vốn mượn và hiện nay thu nhập mỗi tháng 40-50 triệu đồng.
Minh nói: " Mình nghĩ kiếm tiền quan trọng, nhưng hạnh phúc với những đồng tiền kiếm được từ đam mê lại quan trọng hơn. Mình có thể đi làm 10-20 năm, nhưng đam mê thì sẽ theo mình cả đời".
Cô chủ ĐH Mở bán hàng online tháng kiếm 80 triệu
Vũ Thúy An (SN 1989, vừa tốt nghiệp ngành thiết kế Đồ họa của Viện ĐH Mở) cũng phải đi làm thêm, bán hàng ở các cửa hàng rồi mới tích lũy vốn, kinh nghiệm để mở cửa hàng. Ban đầu, bố mẹ ngăn cản, cộng với kinh nghiệm "chưa đâu vào đâu", An đã bán hàng online cho "an toàn" nhưng lại khá vất vả.
Từ việc bán hàng online để xem có "duyên với nghề" hay không, An đã kiếm được một chút vốn, càng bán càng thấy yêu thích công việc này. Cuối cùng, An đã mở cho mình một cửa hàng riêng, nhưng khó khăn với việc tìm địa điểm nên cuối cùng phải chọn một nơi khá vắng vẻ, ít khách đi lại. Nhưng dần dần nhờ hàng đẹp, mới lạ, giá cả dễ chịu đã khiến cô bạn có được nguồn thu nhập đáng kể.
Đến khi gần được 2 năm kinh doanh, An mở thêm một cửa hàng nữa, thu nhập từ 2 cửa hàng một tháng khoảng 80 triệu đồng. " Nếu ai đó hỏi có tự hào với những gì đã làm được không thì mình gật đầu. Ban đầu từ bàn tay trắng, không phải có sẵn trong tay bất cứ cái gì để gây dựng, vậy nên mình hoàn toàn tự hào về những gì đã làm được" - An chia sẻ.
Lại Thế Long (SN 1990), sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nghệ An nghèo khó, trong một gia đình có 5 anh em, cha là thương binh 3/4, mẹ làm nghề nông. Mọi chi phí sinh hoạt trong nhà đều chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Từ nhỏ, Long đã phải đi móc lạc, bắt ốc trên các cánh đồng để phụ giúp gia đình. Thi đỗ vào trường ĐH Thương mại, với quan niệm “học phải đi đôi với hành” nên ngay từ khi mới học năm thứ nhất, Long đã tất bật với công việc làm thêm.
Ban đầu, Long nhận công việc phát tờ rơi nhưng không may bị mất tiền oan vào tay một công ty “ma”. Trải qua nhiều vấp ngã, tích lũy được vốn kinh nghiệm kha khá. Hiện Lại Thế Long đã là Chủ tịch CLB việc làm sinh viên HN kiêm Phó giám đốc Cty Giáo dục The Connect.Trong tương lai, chàng sinh viên 9X này mong muốn tự mình thành lập ra một công ty chuyên về đào tạo, phát triển, giới thiệu việc làm cho các bạn sinh viên.
“Hãy nắm lấy cơ hội và tự tạo cho mình một con đường phát triển các bạn nhé!”, đó là lời nhắn nhủ mà “thầy giáo” trẻ này muốn gửi đến tất cả các bạn sinh viên.
8X đời cuối Ngoại Thương thu nhập vài chục triệu đồng mỗi tháng
Tốt nghiệp ĐH Ngoại thương, cô sinh viên sinh năm 1988 Mai Phương đã quyết định mở riêng cho mình một công ty chuyên đào tạo ngoại ngữ. Với niềm đam mê kinh doanh, ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường, Mai Phương đã đầu tư rất nhiều cho việc học về kinh doanh.
Không quá ngạc nhiên khi cô bạn đã trải qua nhiều công việc các bạn sinh viên hằng mơ ước như: làm trợ lí của Tổng Giám đốc tổ chức GD-ĐT Apollo, đại sứ môi trường Bayer 2008, đại diện VietNam Airlines trong sê-ri phim giới thiệu “Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn” giới thiệu vẻ đẹp của Phan Thiết, chủ tịch CLB tiếng Anh HDC Hà Nội từ 2007-2009, đoàn viên thanh niên xuất sắc năm 2008, chứng chỉ IELTS đạt 8.5.
Ngày đầu mở trung tâm của Mai Phương chỉ vỏn vẹn vài bộ bàn ghế do chính người yêu của cô, một thợ mộc lành nghề đóng cho. Số vốn, thủ tục pháp ý ban đầu Mai Phương cũng được bạn bè giúp đỡ phần lớn.
Cứ dò dẫm như thế, vừa dạy Mai Phương vừa chú trọng đầu tư tiếp về địa điểm kinh doanh, phương pháp marketting, tiếng lành đồn xa hiện công ty của cô bạn 8X đã có 500 học viên thường xuyên. 20 nhân viên, hơn 50 giáo viên nước ngoài của công ty hiện có thu nhập trung bình từ 5-10 triệu/tháng.
Sinh viên năm cuối Thương mại tháng kiếm 20 triệu
Vũ Quốc Huân, sinh viên trường ĐH Thương mại nhưng Huân đã đạt được mức thu nhập ổn định và khá cao từ gần 3 năm nay.Huân đã bắt đầu công việc part-time với nghề trông xe tại quán café với “âm mưu” học lỏm cách vận hành một cửa hàng kinh doanh. Huân nói: “ Quan sát, tớ đã nhận ra rằng nhiều người đi café không phải để giải trí. Đó là một môi trường tốt cho nghề marketing”.
Một sự tình cờ đã đưa Huân đến với công việc kinh doanh tại FPT khi cậu bạn “hỏi thăm” công việc này của một nhân viên lắp đặt mạng. Những khách hàng quen tại quán café trước đây trở thành mục tiêu đầu tiên của Huân. “ Đi làm lúc ấy chưa có xe máy, ký hợp đồng tận nhà khách hàng, tớ toàn được ngồi ô tô… 60 chỗ (xe buýt). Có khi đi bộ hơn 2 cây số từ bến xe buýt mới vào đến nơi nhưng tớ vẫn phải có mặt đúng giờ hẹn” – Huân kể.
Tháng đầu tiên “chạy hợp đồng”, Huân được trả hoa hồng là 3,5 triệu đồng, hoàn toàn chưa có tiền lương. Thu nhập của Huân tăng dần cho đến con số hiện giờ là gần 20 triệu đồng/ tháng. Dịp Tết Canh Dần vừa rồi, Huân được thưởng Tết cũng bằng con số ấy.Khi được hỏi về bí quyết làm giàu, Huân khẳng định: “ Đó là làm việc chăm chỉ và nghiêm túc”.
9X HV Ngân hàng: Kinh doanh thời trang tháng thu 40-50 triệu
Lê Nguyễn Nhật Minh (SN 1990) sinh viên ngành Ngân hàng ở Học viện Ngân hàng, được biết đến là stylist của St.319. Trước đó, Nhật Minh cũng đã nổi tiếng với việc sở hữu một cửa hàng thời trang riêng, có tiếng ở Hà thành.
Cửa hàng của Minh được mở từ 2 năm nay, và ban đầu rất ít khách: " Mình mở một cửa hàng nằm trong ngách nhỏ, không biển hiệu, không chỉ dẫn, khá là táo bạo vào thời điểm lúc bấy giờ. Mục đích của mình là một cửa hàng không quá hoành tráng bên ngoài, nhưng là nơi mà tất cả những ai khó tính và thời trang nhất có thể ghé qua, là nơi để những đam mê về thời trang có thể gặp nhau".
Đến giờ, Minh đã gửi lại được mẹ của mình số vốn mượn và hiện nay thu nhập mỗi tháng 40-50 triệu đồng.
Minh nói: " Mình nghĩ kiếm tiền quan trọng, nhưng hạnh phúc với những đồng tiền kiếm được từ đam mê lại quan trọng hơn. Mình có thể đi làm 10-20 năm, nhưng đam mê thì sẽ theo mình cả đời".
Cô chủ ĐH Mở bán hàng online tháng kiếm 80 triệu
Vũ Thúy An (SN 1989, vừa tốt nghiệp ngành thiết kế Đồ họa của Viện ĐH Mở) cũng phải đi làm thêm, bán hàng ở các cửa hàng rồi mới tích lũy vốn, kinh nghiệm để mở cửa hàng. Ban đầu, bố mẹ ngăn cản, cộng với kinh nghiệm "chưa đâu vào đâu", An đã bán hàng online cho "an toàn" nhưng lại khá vất vả.
Từ việc bán hàng online để xem có "duyên với nghề" hay không, An đã kiếm được một chút vốn, càng bán càng thấy yêu thích công việc này. Cuối cùng, An đã mở cho mình một cửa hàng riêng, nhưng khó khăn với việc tìm địa điểm nên cuối cùng phải chọn một nơi khá vắng vẻ, ít khách đi lại. Nhưng dần dần nhờ hàng đẹp, mới lạ, giá cả dễ chịu đã khiến cô bạn có được nguồn thu nhập đáng kể.
Đến khi gần được 2 năm kinh doanh, An mở thêm một cửa hàng nữa, thu nhập từ 2 cửa hàng một tháng khoảng 80 triệu đồng. " Nếu ai đó hỏi có tự hào với những gì đã làm được không thì mình gật đầu. Ban đầu từ bàn tay trắng, không phải có sẵn trong tay bất cứ cái gì để gây dựng, vậy nên mình hoàn toàn tự hào về những gì đã làm được" - An chia sẻ.
0 comments:
Đăng nhận xét