12 năm liền là học sinh giỏi, liên tục đứng đầu lớp... nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, Cao Minh Tiến thi trường ĐH Xây dựng miền Tây để giảm chi phí. Tiến đã đậu thủ khoa...
Dự tính được khoảng 20 điểm thi ĐH nhưng Cao Minh Tiến (HS Trường THPT Vĩnh Long, TP. Vĩnh Long) vẫn khá bất ngờ khi hay tin mình trở thành thủ khoa khối A và A1 Trường ĐH Xây dựng miền Tây với điểm số 20,5.
12 năm liền là học sinh giỏi, thành tích học tập THPT luôn đứng đầu lớp và các lớp khối A nhưng Tiến vẫn quyết định thi vào trường ĐH Xây dựng miền Tây, khoa Kĩ thuật xây dựng công trình.
Lí do như cậu bạn cho biết: “Hoàn cảnh gia đình em khó khăn. Học xa sợ bố mẹ không lo đủ chi phí hàng tháng. Trường ĐH Xây dựng miền Tây chỉ cách nhà em 4km. Ngành học em lựa chọn cũng là đam mê từ lâu. Dù biết trường mới từ CĐ lên ĐH nhưng tìm hiểu thì thấy cơ sở vật chất của trường cũng khá tốt”.
Thi ĐH, Tiến chỉ đăng ký nguyện vọng duy nhất vào Trường ĐH Xây dựng miền Tây. Em cho biết, nếu không đỗ năm nay thì sẽ theo học hệ CĐ của trường và tiếp tục thi lên ĐH vào năm sau.
"Khi biết đậu thủ khoa của trường em và gia đình hết sức vui mừng" - Tiến hồ hởi.
Hay tin con đỗ thủ khoa, chú Cao Văn Sếnh - bố của em vừa mừng vừa lo. Bởi cả gia đình không ruộng vườn. Kinh tế gia đình trông cả vào công việc phụ hồ....
Cả gia đình sống trong căn hộ cấp 4 lợp bằng mái tôn, mùa đông gió lùa lạnh buốt, mùa hè nóng như rang. Công việc phụ hồ theo lời kể của chú Sếnh nay đây mai đó, bữa no bữa đói.
Nghề phụ hồ theo chú đã ngót 30 năm. "Nhưng giờ nếu ngả bệnh cũng không biết xoay sở thế nào...." - lời chú Sếnh.
Chú nói, con đỗ ĐH cha mẹ nào không mừng. Nhưng trong nụ cười của chú Sếnh vẫn không giấu được âu lo vì sắp tới phải cố gắng làm hơn để lo tiền học cho con. Cũng may, trời cho sức khỏe...
Không phụ lòng cha mẹ, suốt 12 năm liền Tiến đều là học sinh giỏi. Riêng lớp 12, em đạt 9,0 điểm tổng kết cả năm. Ngoài giỏi các môn tự nhiên, năm lớp 11, em còn được giải Ba HSG tỉnh môn Địa, năm lớp 12 là giải Khuyến khích HSG tỉnh cũng ở bộ môn này.
“Ba già” là tên các thành viên lớp 12/7 đặt cho chàng lớp phó học tập Cao Minh Tiến. Tự nhận mình là “người cổ hủ”, Tiến cười tươi tâm sự: “Em thường hay phản bác khi mọi người đưa ra đề xuất kiểu tốn kém, lãng phí nên bị trêu gọi là cổ hủ.
Trầm tính, hiền lành là những lời ngắn gọn mà chú Sếnh nói về cậu con trai. Là người cha, chú chỉ có thể cho con tình thương và những lời động viên. Còn việc học và lựa chọn ngành nghề như thế nào đều do Tiến quyết định.
Phương pháp học của Tiến là chăm chú lắng nghe và nắm kiến thức cơ bản ngay trên lớp.
Tiến bật mí, môn Hóa cần tập học phương trình phản ứng và các phương pháp giải nhanh. Môn Vật lí, Tiến thường nhờ thầy giáo tổng hợp công thức để học.
Riêng môn Toán là môn “đuối nhất” của Tiến nên em dành nhiều thời gian làm các dạng bài khác nhau để rút ra kiến thức tổng hợp. Những khi mệt mỏi Tiến thường tìm đến cầu lông hoặc bóng chuyền để thư giãn.
Tiến hạ quyết tâm, vào ĐH em sẽ cố gắng ngay từ những ngày đầu. Em muốn mình học thật giỏi, sau này ra làm kĩ sư có thể tìm được một nơi làm việc tốt để bố mẹ không còn vất vả nữa...
Cao Minh Tiến, Thủ khoa Trường ĐH Xây dựng miền Tây
(Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(Ảnh: Nhân vật cung cấp)
12 năm liền là học sinh giỏi, thành tích học tập THPT luôn đứng đầu lớp và các lớp khối A nhưng Tiến vẫn quyết định thi vào trường ĐH Xây dựng miền Tây, khoa Kĩ thuật xây dựng công trình.
Lí do như cậu bạn cho biết: “Hoàn cảnh gia đình em khó khăn. Học xa sợ bố mẹ không lo đủ chi phí hàng tháng. Trường ĐH Xây dựng miền Tây chỉ cách nhà em 4km. Ngành học em lựa chọn cũng là đam mê từ lâu. Dù biết trường mới từ CĐ lên ĐH nhưng tìm hiểu thì thấy cơ sở vật chất của trường cũng khá tốt”.
Thi ĐH, Tiến chỉ đăng ký nguyện vọng duy nhất vào Trường ĐH Xây dựng miền Tây. Em cho biết, nếu không đỗ năm nay thì sẽ theo học hệ CĐ của trường và tiếp tục thi lên ĐH vào năm sau.
"Khi biết đậu thủ khoa của trường em và gia đình hết sức vui mừng" - Tiến hồ hởi.
Hay tin con đỗ thủ khoa, chú Cao Văn Sếnh - bố của em vừa mừng vừa lo. Bởi cả gia đình không ruộng vườn. Kinh tế gia đình trông cả vào công việc phụ hồ....
Cả gia đình sống trong căn hộ cấp 4 lợp bằng mái tôn, mùa đông gió lùa lạnh buốt, mùa hè nóng như rang. Công việc phụ hồ theo lời kể của chú Sếnh nay đây mai đó, bữa no bữa đói.
Nghề phụ hồ theo chú đã ngót 30 năm. "Nhưng giờ nếu ngả bệnh cũng không biết xoay sở thế nào...." - lời chú Sếnh.
Chú nói, con đỗ ĐH cha mẹ nào không mừng. Nhưng trong nụ cười của chú Sếnh vẫn không giấu được âu lo vì sắp tới phải cố gắng làm hơn để lo tiền học cho con. Cũng may, trời cho sức khỏe...
Không phụ lòng cha mẹ, suốt 12 năm liền Tiến đều là học sinh giỏi. Riêng lớp 12, em đạt 9,0 điểm tổng kết cả năm. Ngoài giỏi các môn tự nhiên, năm lớp 11, em còn được giải Ba HSG tỉnh môn Địa, năm lớp 12 là giải Khuyến khích HSG tỉnh cũng ở bộ môn này.
“Ba già” là tên các thành viên lớp 12/7 đặt cho chàng lớp phó học tập Cao Minh Tiến. Tự nhận mình là “người cổ hủ”, Tiến cười tươi tâm sự: “Em thường hay phản bác khi mọi người đưa ra đề xuất kiểu tốn kém, lãng phí nên bị trêu gọi là cổ hủ.
Cao Minh Tiến chụp chung với các bạn học.
Có lần lớp cắm trại, mọi người đề xuất dùng nhiều đèn màu hiện đại. Em không đồng ý vì như vậy tốn kém. Các bạn lúc đầu cũng phản đối nhưng nghe em giải thích cuối cùng cũng đồng ý”. Trầm tính, hiền lành là những lời ngắn gọn mà chú Sếnh nói về cậu con trai. Là người cha, chú chỉ có thể cho con tình thương và những lời động viên. Còn việc học và lựa chọn ngành nghề như thế nào đều do Tiến quyết định.
Phương pháp học của Tiến là chăm chú lắng nghe và nắm kiến thức cơ bản ngay trên lớp.
Tiến bật mí, môn Hóa cần tập học phương trình phản ứng và các phương pháp giải nhanh. Môn Vật lí, Tiến thường nhờ thầy giáo tổng hợp công thức để học.
Riêng môn Toán là môn “đuối nhất” của Tiến nên em dành nhiều thời gian làm các dạng bài khác nhau để rút ra kiến thức tổng hợp. Những khi mệt mỏi Tiến thường tìm đến cầu lông hoặc bóng chuyền để thư giãn.
Tiến hạ quyết tâm, vào ĐH em sẽ cố gắng ngay từ những ngày đầu. Em muốn mình học thật giỏi, sau này ra làm kĩ sư có thể tìm được một nơi làm việc tốt để bố mẹ không còn vất vả nữa...
0 comments:
Đăng nhận xét