Sau khi công ty phá sản, giám đốc Đỗ Bá Huy đã tự mình đạp xe từ Nam ra Bắc, mang theo một thùng gỗ đựng 88 con chuột máy tính làm bằng gỗ để bán.
Ý tưởng táo bạo
Anh Đỗ Bá Huy (SN 1982) trú tại xã Giang Điền, huyện Trảng Bom (Đồng Nai). Anh học ngành Toán - Tin của đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM. Sau khi tốt nghiệp, anh làm trong lĩnh vực kinh doanh máy tính. Với ý định táo bạo, anh muốn kết hợp hàng thủ công mỹ nghệ với máy tính thành một sản phẩm văn hóa thân thiện đối với môi trường.
Năm 2008, anh đã quyết định cầm cố mảnh đất của ông bà để lại với giá 150 triệu đồng và quyết định thành lập công ty cổ phần Kunkun. Công ty này, chuyên sản xuất chuột máy tính bằng gỗ, bàn phím gỗ dành cho laptop, đế tản nhiệt bằng gỗ... Thời điểm đặt chân tới TP Vinh (Nghệ An), anh đã bán được con chuột thứ 56.
Chia sẻ về ý tưởng để anh sáng tạo sản phẩm đặc biệt này, anh tâm sự: “Do trên thị trường Việt Nam, công nghệ về máy tính chưa có sản phẩm mang tính đặc trưng made in Việt Nam nên tôi đã sáng tạo ra một sản phẩm kết hợp mang đậm bản sắc dân tộc. Về gia công điện tử và công nghệ, tôi nghĩ Trung Quốc sẽ gia công cho chúng ta vì họ là những chuyên gia về lĩnh vực đó. Kết hợp với sự cần cù và bàn tay khéo léo của dân tộc ngành mỹ nghệ truyền thống tạo nên những sản phẩm độc đáo”.
Lúc đầu, ý tưởng của anh thực hiện không hề dễ dàng, bởi chất liệu gỗ không đồng đều được với nhựa rất dễ bị vênh, nếu xử lý không phẳng con chuột sẽ không điều chỉnh được. Quá trình sản xuất cũng hết sức khó khăn, loay hoay gần 2 năm trời anh mới ổn định được sản phẩm của mình.
Giá cả của nó hơi đắt so với thị trường, nhưng nó mang giá trị tinh thần. Công nghệ thông tin của nó cũng không hề lạc hậu. Với niềm tin mãnh liệt vào ý tưởng của mình, anh Huy hy vọng ngày gần nhất, chuột gỗ Kunkun, sản phẩm thương hiệu Việt Nam sẽ trở thành sản phẩm quen thuộc và được khách hàng Việt Nam tin tưởng và sử dụng.
Lúc đầu, mọi người cho rằng anh quá liều lĩnh khi sản xuất dòng sản phẩm đó. Bởi ở Việt Nam hiện nay, chuột made in Trung Quốc đang xuất hiện tràn lan trên thị trường với giá chỉ mấy chục nghìn đồng/1 cái. Nhưng sau một thời gian chuẩn bị và quyết tâm làm bằng được, những con chuột made in Việt Nam cũng ra đời, ngay lập tức nhận được sự quan tâm và chú ý của giới công nghệ. Sản phẩm của anh nhanh chóng được lọt vào 17 sản phẩm “Nhân tài đất Việt” năm 2011. Sau đó, anh Huy đưa sản phẩm của mình tham gia chương trình “Nhà sáng chế” trên đài truyền hình.
Năm 2012, công ty có tháng doanh số lên đến hơn tỷ đồng và lợi nhuận mang lại khoảng 150 triệu đồng. Nhưng đến đầu 2013, những khó khăn bắt đầu ập đến. Tình hình tài chính lúc này không đủ mạnh trang trải cho những khoản phát sinh khác, thêm vào đó là những sai lầm trong việc gia công đã khiến cho công ty ngừng hoạt động. Với những khoản nợ “khổng lồ”, Giám đốc Huy đã phải cầm cố ngôi nhà mình đang ở để trả nợ.
“Giai đoạn này, tôi hết sức khủng hoảng, bởi bây giờ tôi trở thành một đứa con bất hiếu buộc bố mẹ phải bán đất để trả nợ thêm giúp tôi. Công nợ giục tôi, anh em chẳng thèm nhìn ngó, bạn bè xa lánh, tôi thật sự rất chán nản. Nhưng bỏ qua tất cả, tôi bắt đầu cháy hết mình cho ước mơ của tôi”.
Gã giám đốc “khùng”
Giấc mơ về những con chuột gỗ sẽ phổ biến và được người dân tin dùng đã thôi thúc chàng trai trẻ này làm lại từ đầu sau một loạt biến cố xảy ra, anh quyết định thực hiện hành trình xuyên Việt để giới thiệu sản phẩm của mình thuyết phục người tiêu dùng. “Tất nhiên khi thực hiện chuyến đi này, tôi không hề nhận được sự ủng hộ nào của người thân và bạn bè vì họ nghĩ tôi là một thằng “khùng”, tự nhiên rước khổ vào thân. Và từ đó, mọi người đặt cho tôi cái biệt danh hết sức hài hước “Kẻ húc đầu vào tường”, anh Huy tâm sự.
Anh trang bị cho mình một chiếc xe đạp rất chắc chắn, anh đóng một cái thùng gỗ, đích thân lựa chọn từng sản phẩm để giới thiệu sản phẩm đến với mọi người. Vào lúc 7h, ngày 21/7 anh xuất phát tại nhà thờ Đức Bà, với hành trang mang theo là 88 con chuột, ba lô chứa những vật dụng cá nhân cần thiết với trọng lượng hơn 60 kg. Anh đưa sản phẩm của mình đi tiếp thị và bán ngày này qua ngày khác không kể trời mưa hay nắng. Anh dự tính trong vòng một tháng, anh sẽ giới thiệu sản phẩm của mình trên 64 tỉnh thành.
Với dáng người cao ráo, da ngăm đen, mũi cao người ta cứ nhầm tưởng anh là Tây balo, không ai nghĩ rằng anh là một giám đốc đi tiếp thị sản phẩm. Trong quá trình rong ruổi khắp quốc lộ 1A, có những lúc anh ấy loay hoay vì cái ngã ba, ngã tư lạc đường là chuyện bình thường. Những cái dốc cao, trời mưa nắng thất thường khiến cho anh mệt mỏi và nản chí. “Những lúc như vậy, để động viên bản thân, anh Huy vừa đạp xe vừa hát ngêu ngao những bài hát mà mình ưa thích.
Vừa để chuyến hành trình thêm thú vị, vừa thử thách bản thân, anh quyết định không mang theo tiền tiêu xài. Anh chỉ dùng số tiền bán “chuột” để làm lộ phí cho chuyến đi dài ngày của mình. Có những ngày, tiếp thị rát cổ họng cũng không bán được sản phẩm nào, anh đã phải nhờ nhà dân để ở. Nhưng có những ngày vào doanh nghiệp, khách sạn hay khu resort thì anh được ngủ miễn phí.
Trên đường đi, thấy anh bán dạo sản phẩm, mọi người cứ nghi ngờ về chất lượng của nó. Họ sợ hàng của anh là chất lượng Trung Quốc. Nhưng anh không hề cảm thấy chán nản, anh tiếp thị sản phẩm, giới thiệu cho họ những giá trị đích thực. Có những người rất thích thú sản phẩm của anh nhưng cũng có những người xem qua và tỏ ra lắc đầu không tin tưởng.
“Thú thật, tôi cũng vài lần bị các doanh nghiệp Trung Quốc chơi cho vài vố linh kiện rởm, nhưng sau này tôi đã tìm được hàng điện tử uy tín và chấp nhận giá gấp 3 lần để có sản phẩm tốt. Nhờ vậy mà sản phẩm chuột máy tính Kunkun đã len lỏi được ở thị trường nổi tiếng như Anh và một số thị trường có danh tiếng khác”.
Anh không chọn đối tượng để tiếp thị, anh giới thiệu sản phẩm từ những cô cậu học sinh, sinh viên đến nhân viên công sở, từ các khu resort cho tới những người bán hàng ngoài chợ. Từ ngày xuất phát đến nay, anh đã bán được 56 sản phẩm với giá từ 250 – 450 nghìn đồng/1 chiếc. “Ban đầu, tôi cũng gặp nhiều khó khăn, bởi mình không phải là một tay đua xe chuyên nghiệp”, anh Huy tâm sự.
Anh Huy ví cuộc hành trình xuyên Việt của mình như Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh. Trên đường đi gặp biết bao nhiêu yêu ma quỷ quái (thời tiết mưa, nắng, cơn bão số 6, những con dốc, những ngã 3, ngã 4) khiến anh rất đau đầu. Và anh cho rằng, mỗi sản phẩm bán ra được là mỗi cuốn chân kinh.
“Tôi nghĩ sản phẩm của tôi qua tay người tiêu dùng sẽ chứng minh tất cả. Trong một tương lai không xa, tôi tin rằng sản phẩm của tôi sẽ đứng vững trên thị trường”, anh Huy lạc quan. Với cách nói chuyện dí dỏm, hài hước, với trang phục quần đùi, áo phông, mũ tai bèo, chiếc khăn bà ba, nhìn anh rất thân thiện và cởi mở. Với ý chí quyết tâm và ý tưởng “khùng”, chúng tôi hy vọng anh sẽ thực hiện được ước mơ của mình.
Anh Đỗ Bá Huy (SN 1982) trú tại xã Giang Điền, huyện Trảng Bom (Đồng Nai). Anh học ngành Toán - Tin của đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM. Sau khi tốt nghiệp, anh làm trong lĩnh vực kinh doanh máy tính. Với ý định táo bạo, anh muốn kết hợp hàng thủ công mỹ nghệ với máy tính thành một sản phẩm văn hóa thân thiện đối với môi trường.
Năm 2008, anh đã quyết định cầm cố mảnh đất của ông bà để lại với giá 150 triệu đồng và quyết định thành lập công ty cổ phần Kunkun. Công ty này, chuyên sản xuất chuột máy tính bằng gỗ, bàn phím gỗ dành cho laptop, đế tản nhiệt bằng gỗ... Thời điểm đặt chân tới TP Vinh (Nghệ An), anh đã bán được con chuột thứ 56.
Chia sẻ về ý tưởng để anh sáng tạo sản phẩm đặc biệt này, anh tâm sự: “Do trên thị trường Việt Nam, công nghệ về máy tính chưa có sản phẩm mang tính đặc trưng made in Việt Nam nên tôi đã sáng tạo ra một sản phẩm kết hợp mang đậm bản sắc dân tộc. Về gia công điện tử và công nghệ, tôi nghĩ Trung Quốc sẽ gia công cho chúng ta vì họ là những chuyên gia về lĩnh vực đó. Kết hợp với sự cần cù và bàn tay khéo léo của dân tộc ngành mỹ nghệ truyền thống tạo nên những sản phẩm độc đáo”.
Lúc đầu, ý tưởng của anh thực hiện không hề dễ dàng, bởi chất liệu gỗ không đồng đều được với nhựa rất dễ bị vênh, nếu xử lý không phẳng con chuột sẽ không điều chỉnh được. Quá trình sản xuất cũng hết sức khó khăn, loay hoay gần 2 năm trời anh mới ổn định được sản phẩm của mình.
Giá cả của nó hơi đắt so với thị trường, nhưng nó mang giá trị tinh thần. Công nghệ thông tin của nó cũng không hề lạc hậu. Với niềm tin mãnh liệt vào ý tưởng của mình, anh Huy hy vọng ngày gần nhất, chuột gỗ Kunkun, sản phẩm thương hiệu Việt Nam sẽ trở thành sản phẩm quen thuộc và được khách hàng Việt Nam tin tưởng và sử dụng.
Lúc đầu, mọi người cho rằng anh quá liều lĩnh khi sản xuất dòng sản phẩm đó. Bởi ở Việt Nam hiện nay, chuột made in Trung Quốc đang xuất hiện tràn lan trên thị trường với giá chỉ mấy chục nghìn đồng/1 cái. Nhưng sau một thời gian chuẩn bị và quyết tâm làm bằng được, những con chuột made in Việt Nam cũng ra đời, ngay lập tức nhận được sự quan tâm và chú ý của giới công nghệ. Sản phẩm của anh nhanh chóng được lọt vào 17 sản phẩm “Nhân tài đất Việt” năm 2011. Sau đó, anh Huy đưa sản phẩm của mình tham gia chương trình “Nhà sáng chế” trên đài truyền hình.
Năm 2012, công ty có tháng doanh số lên đến hơn tỷ đồng và lợi nhuận mang lại khoảng 150 triệu đồng. Nhưng đến đầu 2013, những khó khăn bắt đầu ập đến. Tình hình tài chính lúc này không đủ mạnh trang trải cho những khoản phát sinh khác, thêm vào đó là những sai lầm trong việc gia công đã khiến cho công ty ngừng hoạt động. Với những khoản nợ “khổng lồ”, Giám đốc Huy đã phải cầm cố ngôi nhà mình đang ở để trả nợ.
“Giai đoạn này, tôi hết sức khủng hoảng, bởi bây giờ tôi trở thành một đứa con bất hiếu buộc bố mẹ phải bán đất để trả nợ thêm giúp tôi. Công nợ giục tôi, anh em chẳng thèm nhìn ngó, bạn bè xa lánh, tôi thật sự rất chán nản. Nhưng bỏ qua tất cả, tôi bắt đầu cháy hết mình cho ước mơ của tôi”.
Gã giám đốc “khùng”
Giấc mơ về những con chuột gỗ sẽ phổ biến và được người dân tin dùng đã thôi thúc chàng trai trẻ này làm lại từ đầu sau một loạt biến cố xảy ra, anh quyết định thực hiện hành trình xuyên Việt để giới thiệu sản phẩm của mình thuyết phục người tiêu dùng. “Tất nhiên khi thực hiện chuyến đi này, tôi không hề nhận được sự ủng hộ nào của người thân và bạn bè vì họ nghĩ tôi là một thằng “khùng”, tự nhiên rước khổ vào thân. Và từ đó, mọi người đặt cho tôi cái biệt danh hết sức hài hước “Kẻ húc đầu vào tường”, anh Huy tâm sự.
Anh trang bị cho mình một chiếc xe đạp rất chắc chắn, anh đóng một cái thùng gỗ, đích thân lựa chọn từng sản phẩm để giới thiệu sản phẩm đến với mọi người. Vào lúc 7h, ngày 21/7 anh xuất phát tại nhà thờ Đức Bà, với hành trang mang theo là 88 con chuột, ba lô chứa những vật dụng cá nhân cần thiết với trọng lượng hơn 60 kg. Anh đưa sản phẩm của mình đi tiếp thị và bán ngày này qua ngày khác không kể trời mưa hay nắng. Anh dự tính trong vòng một tháng, anh sẽ giới thiệu sản phẩm của mình trên 64 tỉnh thành.
Với dáng người cao ráo, da ngăm đen, mũi cao người ta cứ nhầm tưởng anh là Tây balo, không ai nghĩ rằng anh là một giám đốc đi tiếp thị sản phẩm. Trong quá trình rong ruổi khắp quốc lộ 1A, có những lúc anh ấy loay hoay vì cái ngã ba, ngã tư lạc đường là chuyện bình thường. Những cái dốc cao, trời mưa nắng thất thường khiến cho anh mệt mỏi và nản chí. “Những lúc như vậy, để động viên bản thân, anh Huy vừa đạp xe vừa hát ngêu ngao những bài hát mà mình ưa thích.
Vừa để chuyến hành trình thêm thú vị, vừa thử thách bản thân, anh quyết định không mang theo tiền tiêu xài. Anh chỉ dùng số tiền bán “chuột” để làm lộ phí cho chuyến đi dài ngày của mình. Có những ngày, tiếp thị rát cổ họng cũng không bán được sản phẩm nào, anh đã phải nhờ nhà dân để ở. Nhưng có những ngày vào doanh nghiệp, khách sạn hay khu resort thì anh được ngủ miễn phí.
Trên đường đi, thấy anh bán dạo sản phẩm, mọi người cứ nghi ngờ về chất lượng của nó. Họ sợ hàng của anh là chất lượng Trung Quốc. Nhưng anh không hề cảm thấy chán nản, anh tiếp thị sản phẩm, giới thiệu cho họ những giá trị đích thực. Có những người rất thích thú sản phẩm của anh nhưng cũng có những người xem qua và tỏ ra lắc đầu không tin tưởng.
“Thú thật, tôi cũng vài lần bị các doanh nghiệp Trung Quốc chơi cho vài vố linh kiện rởm, nhưng sau này tôi đã tìm được hàng điện tử uy tín và chấp nhận giá gấp 3 lần để có sản phẩm tốt. Nhờ vậy mà sản phẩm chuột máy tính Kunkun đã len lỏi được ở thị trường nổi tiếng như Anh và một số thị trường có danh tiếng khác”.
Anh không chọn đối tượng để tiếp thị, anh giới thiệu sản phẩm từ những cô cậu học sinh, sinh viên đến nhân viên công sở, từ các khu resort cho tới những người bán hàng ngoài chợ. Từ ngày xuất phát đến nay, anh đã bán được 56 sản phẩm với giá từ 250 – 450 nghìn đồng/1 chiếc. “Ban đầu, tôi cũng gặp nhiều khó khăn, bởi mình không phải là một tay đua xe chuyên nghiệp”, anh Huy tâm sự.
Anh Huy ví cuộc hành trình xuyên Việt của mình như Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh. Trên đường đi gặp biết bao nhiêu yêu ma quỷ quái (thời tiết mưa, nắng, cơn bão số 6, những con dốc, những ngã 3, ngã 4) khiến anh rất đau đầu. Và anh cho rằng, mỗi sản phẩm bán ra được là mỗi cuốn chân kinh.
“Tôi nghĩ sản phẩm của tôi qua tay người tiêu dùng sẽ chứng minh tất cả. Trong một tương lai không xa, tôi tin rằng sản phẩm của tôi sẽ đứng vững trên thị trường”, anh Huy lạc quan. Với cách nói chuyện dí dỏm, hài hước, với trang phục quần đùi, áo phông, mũ tai bèo, chiếc khăn bà ba, nhìn anh rất thân thiện và cởi mở. Với ý chí quyết tâm và ý tưởng “khùng”, chúng tôi hy vọng anh sẽ thực hiện được ước mơ của mình.
0 comments:
Đăng nhận xét