Váy ngắn "tung hoành", tình trạng chặt chém du khách tràn lan... ở chốn linh thiêng là những hình ảnh phản cảm khiến nhiều người nhức mắt, trăn trở ngày đầu năm.
Váy ngắn hở hang đi lễ chùa
Đền chùa là chốn linh thiêng, thế nhưng nhiều cô gái lại chọn nơi đây để “diện” những bộ váy thời trang hở hang, khiến nhiều người đi lễ phải "nhức mắt".
Một vị sư trong chùa Hương cũng cho biết, lễ hội năm nào cũng có những hình ảnh này. Nếu những du khách diện váy ngắn, áo hở hang đi du xuân, ngắm cảnh thì không nói, nhưng nếu mặc những trang phục ấy vào các điện thờ thì nhà chùa sẽ không đồng ý cho vào.
Những chiếc áo mỏng tang cũng được diện lên chùa.
Trên mạng xã hội, những hình ảnh chụp một người phụ nữ trong trang phục váy vàng, hở lưng đi lễ chùa đầu năm được chia sẻ trên nhiều diễn đàn. Dù trong chùa, nơi vô cùng tôn nghiêm đã có biển thông báo rõ ràng: "Không mặc váy, trang phục phản cảm khi vào chùa", nhưng vẫn không ngăn được một số những người thiếu ý thức.
Theo người đăng tải cho biết thì những hình ảnh này được chụp vào chiều mùng 4 Tết (tức ngày 3/2) tại chùa Tảo Sách và chùa Vạn Niên (Hà Nội).
Dân mạng bức xúc với hình ảnh người phụ nữ đi lễ chùa đầu năm
trong trang phục phản cảm
Trong những ngày đầu năm, ai ai cũng muốn tìm đến những chốn bình an như đền, chùa để vừa có thể du xuân, vừa đi lễ cầu bình an, hạnh phúc. Đền, chùa là những nơi linh thiêng, tôn kính thế nhưng, len lỏi trong số những người thành tâm đi lễ chùa, vẫn có những bạn trẻ thản nhiên diện váy ngắn, áo mỏng tang, phản cảm, thể hiện ý thức kém.
Vượt rào sờ đầu cụ Rùa Văn Miếu
Bất chấp hàng rào cao chừng 80 cm bao quanh khu vực bia tiến sỹ cùng nhiều biển cấm, nhiều bạn trẻ vẫn vượt rào lao vào sờ đầu cụ Rùa tại Văn Miếu.
Những hình ảnh vô cùng thiếu ý thức được chụp tại Văn Miếu trong những ngày đầu xuân khiến người ta tự hỏi những thanh thiếu niên được học hành đầy đủ, ăn mặc đẹp đẽ sao lại có thể hành động và cư xử như vậy.
Những hình ảnh các bạn trẻ vượt rào sờ đầu Rùa tại Văn Miếu
được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
Những hình ảnh này sau đó đã được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Hầu hết cư dân mạng đều tỏ thái độ bức xúc khi chứng kiến hình ảnh thiếu ý thức của một bộ phận giới trẻ tại Văn Miếu.
"Chặt chém", thịt thú rừng bán tràn lan tại chùa Hương
Ngày 5/2, tức mùng 6 Tết, hội Chùa Hương vừa khai mở đã thấy xuất hiện những bức xúc tồn tại nhiều năm của du khách như tình trạng chặt chém, buôn bán thịt thú rừng, vệ sinh cảnh quan...
Tình trạng xả rác ở trạm kiểm soát vé diễn ra phổ biến gây mất mỹ quan
Du khách đến với lễ hội chùa Hương không chỉ chịu cảnh chen chúc, xô đẩy đến nghẹt thở mà còn bị “cắt cổ” với những “máy chém” khi lên đò vào chùa và mua đồ ăn uống.
Thịt thú rừng được bày bán công khai, nhan nhản
Ngay từ ngày khai hội, những “máy chém” tại chùa Hương đã hét giá khiến nhiều du khách phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Ngoài việc mua vé tham quan và phí đò với giá 85.000 đồng do ban tổ chức đưa ra, du khách còn phải thương lượng với lái đò giá ngồi đò vào chùa. Nếu “cháy đò”, giá có thể bị "hét" lên đến 100.000 đồng/người.
Giá đi đò có thể lên tới 100 nghìn đồng/người vào ngày khai hội chùa Hương
Tình trạng treo bán thú rừng vẫn diễn ra tại những điểm kinh doanh ăn uống. Những chủ hộ kinh doanh cho biết, thịt treo bán đều là thú rừng (?). Giá bán thịt nhím là 550.000 đồng/kg, thịt nai là 500.000 đồng/kg, thịt hoẵng 450.000 đồng/kg… Trong khi đó, ông Nguyễn Chí Thanh (Trường ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn) khẳng định: “Những loại thịt bán ở chùa Hương đều là thú nuôi chứ không phải thú rừng”.
Không chỉ có vậy, những quán phục vụ ăn uống cũng tranh thủ "hét" giá với những món cơm, phở. Một bát phở bò thường được bán với giá 45.000 đồng/bát. Tại các điểm bán sim thẻ điện thoại, mặc dù trên các thẻ đã in mệnh giá bán, nhưng chủ tiệm lại bán hơn giá chênh lệch 5.000 đồng (thẻ 20.000 đồng bán 25.000 đồng…).
Ngày đầu năm, người Việt Nam thường có truyền thống hướng về những nơi tôn nghiêm, thanh tịnh, linh thiêng. Chính vì vậy, các đình, chùa, đền, miếu những ngày này không tránh khỏi tình trạng đông đúc hơn thường lệ. Với tấm lòng thành kính, mọi người rủ nhau đi lễ chùa để cầu sức khỏe, bình an, tài lộc cho gia đình, người thân. Tuy nhiên, những hình ảnh phản cảm kể trên đã phần nào làm xấu đi khung cảnh linh thiêng, nơi con người thành tâm hướng về đất Phật.
Đền chùa là chốn linh thiêng, thế nhưng nhiều cô gái lại chọn nơi đây để “diện” những bộ váy thời trang hở hang, khiến nhiều người đi lễ phải "nhức mắt".
Một vị sư trong chùa Hương cũng cho biết, lễ hội năm nào cũng có những hình ảnh này. Nếu những du khách diện váy ngắn, áo hở hang đi du xuân, ngắm cảnh thì không nói, nhưng nếu mặc những trang phục ấy vào các điện thờ thì nhà chùa sẽ không đồng ý cho vào.
Những chiếc áo mỏng tang cũng được diện lên chùa.
Những hình ảnh này khiến nhiều người "nhức mắt", cho rằng đó là
những hình ảnh phản cảm khi đi lễ chùa.
Mốt "quên quần" cũng được trưng diện khi lên chùa Hương.
Trên mạng xã hội, những hình ảnh chụp một người phụ nữ trong trang phục váy vàng, hở lưng đi lễ chùa đầu năm được chia sẻ trên nhiều diễn đàn. Dù trong chùa, nơi vô cùng tôn nghiêm đã có biển thông báo rõ ràng: "Không mặc váy, trang phục phản cảm khi vào chùa", nhưng vẫn không ngăn được một số những người thiếu ý thức.
Theo người đăng tải cho biết thì những hình ảnh này được chụp vào chiều mùng 4 Tết (tức ngày 3/2) tại chùa Tảo Sách và chùa Vạn Niên (Hà Nội).
Dân mạng bức xúc với hình ảnh người phụ nữ đi lễ chùa đầu năm
trong trang phục phản cảm
Trong những ngày đầu năm, ai ai cũng muốn tìm đến những chốn bình an như đền, chùa để vừa có thể du xuân, vừa đi lễ cầu bình an, hạnh phúc. Đền, chùa là những nơi linh thiêng, tôn kính thế nhưng, len lỏi trong số những người thành tâm đi lễ chùa, vẫn có những bạn trẻ thản nhiên diện váy ngắn, áo mỏng tang, phản cảm, thể hiện ý thức kém.
Vượt rào sờ đầu cụ Rùa Văn Miếu
Bất chấp hàng rào cao chừng 80 cm bao quanh khu vực bia tiến sỹ cùng nhiều biển cấm, nhiều bạn trẻ vẫn vượt rào lao vào sờ đầu cụ Rùa tại Văn Miếu.
Những hình ảnh vô cùng thiếu ý thức được chụp tại Văn Miếu trong những ngày đầu xuân khiến người ta tự hỏi những thanh thiếu niên được học hành đầy đủ, ăn mặc đẹp đẽ sao lại có thể hành động và cư xử như vậy.
Những hình ảnh các bạn trẻ vượt rào sờ đầu Rùa tại Văn Miếu
được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
Những hình ảnh này sau đó đã được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Hầu hết cư dân mạng đều tỏ thái độ bức xúc khi chứng kiến hình ảnh thiếu ý thức của một bộ phận giới trẻ tại Văn Miếu.
"Chặt chém", thịt thú rừng bán tràn lan tại chùa Hương
Ngày 5/2, tức mùng 6 Tết, hội Chùa Hương vừa khai mở đã thấy xuất hiện những bức xúc tồn tại nhiều năm của du khách như tình trạng chặt chém, buôn bán thịt thú rừng, vệ sinh cảnh quan...
Tình trạng xả rác ở trạm kiểm soát vé diễn ra phổ biến gây mất mỹ quan
Du khách đến với lễ hội chùa Hương không chỉ chịu cảnh chen chúc, xô đẩy đến nghẹt thở mà còn bị “cắt cổ” với những “máy chém” khi lên đò vào chùa và mua đồ ăn uống.
Thịt thú rừng được bày bán công khai, nhan nhản
Ngay từ ngày khai hội, những “máy chém” tại chùa Hương đã hét giá khiến nhiều du khách phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Ngoài việc mua vé tham quan và phí đò với giá 85.000 đồng do ban tổ chức đưa ra, du khách còn phải thương lượng với lái đò giá ngồi đò vào chùa. Nếu “cháy đò”, giá có thể bị "hét" lên đến 100.000 đồng/người.
Giá đi đò có thể lên tới 100 nghìn đồng/người vào ngày khai hội chùa Hương
Tình trạng treo bán thú rừng vẫn diễn ra tại những điểm kinh doanh ăn uống. Những chủ hộ kinh doanh cho biết, thịt treo bán đều là thú rừng (?). Giá bán thịt nhím là 550.000 đồng/kg, thịt nai là 500.000 đồng/kg, thịt hoẵng 450.000 đồng/kg… Trong khi đó, ông Nguyễn Chí Thanh (Trường ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn) khẳng định: “Những loại thịt bán ở chùa Hương đều là thú nuôi chứ không phải thú rừng”.
Không chỉ có vậy, những quán phục vụ ăn uống cũng tranh thủ "hét" giá với những món cơm, phở. Một bát phở bò thường được bán với giá 45.000 đồng/bát. Tại các điểm bán sim thẻ điện thoại, mặc dù trên các thẻ đã in mệnh giá bán, nhưng chủ tiệm lại bán hơn giá chênh lệch 5.000 đồng (thẻ 20.000 đồng bán 25.000 đồng…).
Ngày đầu năm, người Việt Nam thường có truyền thống hướng về những nơi tôn nghiêm, thanh tịnh, linh thiêng. Chính vì vậy, các đình, chùa, đền, miếu những ngày này không tránh khỏi tình trạng đông đúc hơn thường lệ. Với tấm lòng thành kính, mọi người rủ nhau đi lễ chùa để cầu sức khỏe, bình an, tài lộc cho gia đình, người thân. Tuy nhiên, những hình ảnh phản cảm kể trên đã phần nào làm xấu đi khung cảnh linh thiêng, nơi con người thành tâm hướng về đất Phật.
0 comments:
Đăng nhận xét