Hằng năm cứ đến độ hoa đào, hoa mận nở trắng rừng cũng là lúc người dân tộc H’Mông bắt đầu đón Tết.
Thào Thị Dung nữ sinh người dân tộc H’Mông, SaPa – Lào Cai chia sẻ rằng: “Tết là một dịp lễ đặc biệt và được nghỉ ngơi dài ngày nên trai gái chúng mình đều muốn ăn mặc đẹp. Con gái thường mặc váy với màu sắc sặc sỡ, mang hết những đồ trang sức ra đeo, con trai thì mặc quần áo diện nhất của mình.
Thào Thị Dung, nữ sinh người H'Mông hiện đang học tại Học viện Báo chí và tuyên truyền
Tùy theo địa phương mà từ mùng 3 tết theo lịch người H’Mông sẽ đi hội, hội này gọi là hội gầu tào. Hội gầu tào thường chia làm 2 phần. Phần lễ : trưởng bản, thầy cúng sẽ làm lễ xua đuổi tà mà, những điều không tốt trong năm cũ và cầu trời đất, mưa nắng vụ mùa bội thu, dân làng khoẻ mạnh.
Trong phần hội sẽ chơi các trò chơi dân gian truyền thống như đánh quay, đánh trái pa pao, thi đấu đẩy gậy, hát giao duyên, hát đối đáp… Trong những dịp này có thể được thưởng thức các món ẩm thực đặc trưng của người H’Mông như thắng cố và rượu ngô”.
Thào Thị Dung hiện đang là sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền tại Hà Nội. Cô bạn hoà nhập khá nhanh vào đời sống đô thị song vẫn không quên những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc.
Dung cho biết thêm rằng những ngày lễ hội là dịp mà giới trẻ H’Mông mong ngóng suốt cả năm. Trai gái thanh niên có thể tự do gặp gỡ nhau, chơi các trò chơi dân gian như đánh tu lu (đánh cù), ném pai, đánh quay. Các bạn gái tổ chức múa xòe ô trong khi các bạn trai thổi khèn. Đây còn là dịp cho trai gái hát giao duyên và tìm bạn đời của mình.
Hội ném pao, đánh tu lu (đánh cù) trong ngày tết của bạn trẻ H’Mông
Người H’Mông đón Tết vào tháng Chạp âm lịch chứ không ăn tết vào tháng Giêng như người Kinh. Tết thường kéo dài trong cả tháng với nhiều sinh hoạt cộng đồng mang đậm nét văn hóa dân tộc H’Mông.
Một bộ phận dân tộc H’Mông ngày nay đã chuyển sang ăn tết theo người Kinh nhưng những tập tục của họ vẫn được gìn giữ mang màu sắc riêng biệt.
Khác với truyền thống của các dân tộc khác, người H’Mông không đón giao thừa. Đối với người H’Mông, tiếng gà gáy đầu tiên của sáng sớm mùng Một mới là mốc đánh dấu một năm mới.
Vào đêm 30 tết, người H’Mông thường cúng ma nhà bằng một con lợn sống, một con gà sống, sau đó mới mang lợn và gà ấy đi giết thịt. Thịt xong đem cúng một mâm chín, rồi mọi người cùng ăn cơm uống rượu đến khi nghe thấy tiếng gà gáy đầu tiên.
Tết của người H’Mông cũng có một vài tục lệ gần giống người Kinh như: không quét rác, đổ rác ra ngoài nhà trong 3 ngày đầu năm, trang trí nhà cửa sặc sỡ, mừng tuổi trẻ nhỏ.
Tuy nhiên người H’Mông cũng có tục lệ độc đáo khác là: các bữa ăn trong 3 ngày Tết đều không được có rau mà chỉ có thịt lợn, thịt gà. Ngày mồng một, phụ nữ không được cầm kim chỉ, con gái không phải làm việc gì trong 3 ngày tết, chỉ đi chơi, đi hát văn nghệ trong các lễ hội.
Người H’Mông đặc biệt rất hiếu khách vào dịp Tết. Ngày Tết, người dân thường mời tất cả những người đi qua nhà vào ăn cơm và uống rượu. Người H’Mông quan niệm trong 3 ngày Tết càng nhiều người đến chơi nhà thì năm đó sẽ càng nhiều lộc, làm ra nhiều cái ăn.
Mời độc giả ngắm Thào Thị Dung trong trang phục ngày Tết của người H’Mông:
Thào Thị Dung, nữ sinh người H'Mông hiện đang học tại Học viện Báo chí và tuyên truyền
Tùy theo địa phương mà từ mùng 3 tết theo lịch người H’Mông sẽ đi hội, hội này gọi là hội gầu tào. Hội gầu tào thường chia làm 2 phần. Phần lễ : trưởng bản, thầy cúng sẽ làm lễ xua đuổi tà mà, những điều không tốt trong năm cũ và cầu trời đất, mưa nắng vụ mùa bội thu, dân làng khoẻ mạnh.
Trong phần hội sẽ chơi các trò chơi dân gian truyền thống như đánh quay, đánh trái pa pao, thi đấu đẩy gậy, hát giao duyên, hát đối đáp… Trong những dịp này có thể được thưởng thức các món ẩm thực đặc trưng của người H’Mông như thắng cố và rượu ngô”.
Thào Thị Dung hiện đang là sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền tại Hà Nội. Cô bạn hoà nhập khá nhanh vào đời sống đô thị song vẫn không quên những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc.
Dung cho biết thêm rằng những ngày lễ hội là dịp mà giới trẻ H’Mông mong ngóng suốt cả năm. Trai gái thanh niên có thể tự do gặp gỡ nhau, chơi các trò chơi dân gian như đánh tu lu (đánh cù), ném pai, đánh quay. Các bạn gái tổ chức múa xòe ô trong khi các bạn trai thổi khèn. Đây còn là dịp cho trai gái hát giao duyên và tìm bạn đời của mình.
Hội ném pao, đánh tu lu (đánh cù) trong ngày tết của bạn trẻ H’Mông
Người H’Mông đón Tết vào tháng Chạp âm lịch chứ không ăn tết vào tháng Giêng như người Kinh. Tết thường kéo dài trong cả tháng với nhiều sinh hoạt cộng đồng mang đậm nét văn hóa dân tộc H’Mông.
Một bộ phận dân tộc H’Mông ngày nay đã chuyển sang ăn tết theo người Kinh nhưng những tập tục của họ vẫn được gìn giữ mang màu sắc riêng biệt.
Khác với truyền thống của các dân tộc khác, người H’Mông không đón giao thừa. Đối với người H’Mông, tiếng gà gáy đầu tiên của sáng sớm mùng Một mới là mốc đánh dấu một năm mới.
Vào đêm 30 tết, người H’Mông thường cúng ma nhà bằng một con lợn sống, một con gà sống, sau đó mới mang lợn và gà ấy đi giết thịt. Thịt xong đem cúng một mâm chín, rồi mọi người cùng ăn cơm uống rượu đến khi nghe thấy tiếng gà gáy đầu tiên.
Tết của người H’Mông cũng có một vài tục lệ gần giống người Kinh như: không quét rác, đổ rác ra ngoài nhà trong 3 ngày đầu năm, trang trí nhà cửa sặc sỡ, mừng tuổi trẻ nhỏ.
Tuy nhiên người H’Mông cũng có tục lệ độc đáo khác là: các bữa ăn trong 3 ngày Tết đều không được có rau mà chỉ có thịt lợn, thịt gà. Ngày mồng một, phụ nữ không được cầm kim chỉ, con gái không phải làm việc gì trong 3 ngày tết, chỉ đi chơi, đi hát văn nghệ trong các lễ hội.
Người H’Mông đặc biệt rất hiếu khách vào dịp Tết. Ngày Tết, người dân thường mời tất cả những người đi qua nhà vào ăn cơm và uống rượu. Người H’Mông quan niệm trong 3 ngày Tết càng nhiều người đến chơi nhà thì năm đó sẽ càng nhiều lộc, làm ra nhiều cái ăn.
Mời độc giả ngắm Thào Thị Dung trong trang phục ngày Tết của người H’Mông:
0 comments:
Đăng nhận xét