Vì xa cách, cặp đôi giận dỗi nhau ngày Tết Vì xa cách, cặp đôi giận dỗi nhau ngày Tết

Tết là dịp sum vầy, không chỉ với gia đình mà còn đối với những cặp đôi yêu nhau. Vì khoảng cách và bận rộn, không thể ở bên, quan tâm đến nhau nên nhiều bạn trẻ đã sinh ra giận dỗi, cãi vã.

Khoảng cách địa lí là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng “đóng băng” mối quan hệ các cặp đôi ngày Tết.

 

Vì “kẻ Bắc - người Nam” mà sau khi về quê dẫn đến quá nhớ và thiếu quan tâm đến nhau mà Nguyễn Vân (trường ĐH Đà Lạt) và người yêu đã suýt chia tay. Con gái hay nhớ nhung và lo lắng nên Vân thường xuyên nhắn tin, gọi điện cho người yêu.

 

Tuy nhiên, vì lịch chạy “sô” rượu ngày Tết của chàng dày đặc nên không thể liên lạc đều đặn với Vân được.

 

“Thậm chí có lúc mình chủ động gọi điện, còn nghe tiếng con gái vọng vào, nói những lời đùa giỡn, tán tỉnh khiến mình tức lắm, chỉ muốn nổi khùng lên. Mình muốn được giải thích rõ ràng nhưng vì say rượu liên miên, anh ấy không còn thời gian dành cho mình nữa. Bởi vậy mà mình đã đề nghị chia tay”, Vân chia sẻ.

 
Vì xa cách, cặp đôi giận dỗi nhau ngày Tết
 

Trịnh Tùng (trường ĐH Xây dựng Hà Nội) cũng vì nhậu nhẹt liên miên với bạn bè nên cũng “bỏ bê” người yêu.

 

“Chỉ có Tết, bạn bè mới có dịp gặp nhau nên hết hội này đến hội khác rủ mình đi uống rượu, tụ tập, karaoke. Trong cuộc rượu, mình đã có những lúc cầm điện thoại nhắn tin cho “nàng” nhưng bị bạn bè trêu ghẹo, trách phạt nên mình không làm thế nữa.

 

Khi uống xong đã say sưa, do cả chất cồn nên mình nhớ “nàng” cồn cào. Mình gọi điện cho nàng nhưng lại nói năng huyên thuyên, mê sảng nên bị “người ta” giận lắm”, Tùng nói.

 

Không phải vì khoảng cách, mặc dù ở gần nhau như “thôn Đoài với thôn Đông” nhưng nhiều đôi vẫn xảy ra “chiến tranh lạnh” bởi bận rộn và sự thiếu thông cảm ngày Tết.

 

Học cùng thành phố, nhà cùng làng, cách nhau có 10 phút đi bộ nhưng Hà Liên (trường ĐH Lao động Xã hội) lại bị người yêu “dỗi” vì thiếu quan tâm, sinh ra hiểu lầm.

 

Tưởng có chút ngược đời nhưng nghe ra mới biết lúc đang còn ở thành phố trọ học, Liên rất chiều người yêu, luôn chăm chút từng tí một cho “chàng”.

 

Tuy nhiên, về quê cô bạn phải làm nhiều việc: dọn dẹp, đi chợ sắm Tết, sắp mâm ngũ quả, nấu đồ cúng, đi chúc Tết họ hàng, tiếp khách...nên không có thời gian để gọi điện, nhắn tin hay gặp mặt.

 

Trong khi đó, chàng người yêu của Liên có điều kiện, được gia đình chiều chuộng nên không phải làm việc gì. Thời gian rảnh rỗi nhiều, “chàng” gọi điện, nhắn tin và hẹn gặp mặt không được đáp lại nhiệt tình nên sinh ra hiểu lầm, suy diễn.

 

Liên chia sẻ: “Thêm nữa, bố mẹ mình không đồng ý hai đứa yêu nhau nên mình phải hạn chế gặp mặt. Ở quê chỗ nào cũng gặp người quen, đi đâu cũng sợ bị phát hiện nên cứ phải “lén lút”.

 

Thấy thái độ Liên dè dặt, thận trọng, “chàng” bực lắm, còn nghi ngờ tình cảm mình phai nhạt, thay lòng đổi dạ, không yêu anh ấy nữa. Giải thích mãi không hiểu, anh ấy giận, không thèm nhắn tin, nghe điện thoại”, Liên bày tỏ.

 

Không chỉ vì nhớ nhung, nhiều cặp đôi còn muốn ở bên cạnh chia sẻ cho nhau những thời khắc đẹp đẽ nhất trong một năm. Vì khoảng cách, không được gặp nhau thường xuyên, việc giữ liên lạc là điều cần thiết để tình yêu luôn ấm nồng, bền chặt.

 

Bên cạnh đó, cũng phải quan tâm, để ý đến cảm nhận của người kia cũng rất quan trọng bởi yêu nhau nghĩa là tin tưởng nhưng không thiếu những giây phút hờn ghen.

 

Tuy nhiên, các cặp đôi cũng nên thông cảm cho nhau, để “nửa kia” của mình không bị áp lực. Mong rằng các bạn coi việc xa nhau là thử thách giúp tình yêu thêm lớn, đồng thời cũng là lúc mỗi người có không gian riêng cho gia đình, bạn bè.

 


0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More