Với 11 học sinh đỗ thủ khoa các trường đại học trong toàn quốc, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ trở thành “trường thủ khoa”. Theo các giáo viên ở đây thì nhà trường có những phương pháp giảng dạy rất khác biệt.
Biến tác phẩm thành tiểu phẩm
Thầy Nguyễn Phú Chiến, Phó Hiệu trưởng trường chuyên Ngoại ngữ (thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội) khoe: Bên cạnh con số 100% học sinh của trường đỗ vào những trường đại học tốp đầu, số học sinh của trường đỗ thủ khoa trong kỳ thi đại học hằng năm đều trên dưới 10 em. Năm 2011, trong số 12 em đỗ đầu các ngành, đã có hơn một nửa ẵm ngôi vị thủ khoa. Còn năm 2012, nhà trường có 11 thủ khoa.
Phương pháp dạy “lạ” được điểm qua như môn văn thì có cách dạy khá lý thú là “Trả tác phẩm cho học sinh”, môn ngoại ngữ có chương trình “Sắc màu ngoại ngữ” là nơi thể hiện tình yêu ngoại ngữ và văn hóa ngôn ngữ mình đang học...
Phương pháp dạy văn ở đây được coi là một “đặc sản” được rất nhiều học sinh hào hứng. Em Lê Minh Phương, học sinh Trường THPT Chuyên ngữ chia sẻ: “Em thấy trước đây hoặc ngay cả hiện nay dạy học văn ở một số trường vẫn còn theo kiểu đọc chép tràn lan nên không thực sự hiệu quả. Ở lớp, chúng em đã được tiếp xúc với một cách học có hiệu quả hơn nhiều, đó là học theo phương pháp “trả tác phẩm về cho học sinh”.
Có nghĩa là thay việc thầy diễn giảng “chay” bằng việc để học sinh diễn xuất thành tiểu phẩm. Có thể là đóng kịch, quay phim, viết bài tiểu luận. Giờ học văn thường chia ra các nhóm. Mỗi nhóm gồm 6-8 học sinh và theo thứ tự chuẩn bị các bài trong sách giáo khoa văn học. Mỗi học kỳ sẽ chọn ra 4-6 tác phẩm để học sinh thử tài.
Trong khoảng thời gian 2 tuần để chuẩn bị, mỗi nhóm sẽ có hai tiết trình bày trước lớp tác phẩm của nhóm gồm: phần diễn tác phẩm, thuyết trình các bài có liên quan đến tác phẩm, phần trọng tâm và thu hút đông đảo các thành viên trong lớp là thảo luận, thời gian còn lại dành cho thầy nhận xét, đánh giá, cho điểm và khắc sâu kiến thức cơ bản. Khi học các môn ngoại ngữ, các em được chia đôi lớp theo sở thích để học từng môn ngoại ngữ.
Học nhóm, phân loại đối tượng
Một trong những cách dạy khác lạ nữa là việc dạy và học ở đây được phân loại theo nhóm đối tượng. Trong cùng một nhóm thì năng lực học tập và tiếp nhận của các em là tương đương nhau. Vì thế, các em dễ dàng tiếp thu, trao đổi và tự kiểm tra lẫn nhau. Chẳng hạn, với môn Toán, các em sẽ có bài kiểm tra chung cả khối, thay vì học sinh lớp nào biết lớp ấy. Từ cách thi đó, trường nắm bắt được trình độ học sinh và đưa ra cách giảng dạy phù hợp.
Kỳ thi học kỳ được trường tổ chức như như một kỳ thi đại học nhỏ, học sinh toàn trường được xếp lớp thi theo số báo danh. Cách làm ấy không chỉ rèn luyện tâm lý thi cử mà khiến học sinh ý thức hơn việc học của mình.
Theo thầy Nguyễn Phú Chiến, tẩy chay phương pháp đọc chép được coi là một cách làm thành công ở ngôi trường thủ khoa này. Giáo viên không phải là cái máy đọc. Thay vì ra rả những kiến thức đã có sẵn, giáo viên có nhiệm vụ giúp học sinh hệ thống kiến thức và tiếp cận cách nghiên cứu tài liệu. Khi học sinh đã đọc, đã nắm được những kiến thức cơ bản, việc đào sâu với những kiến thức tiếp theo là điều dễ dàng.
Ngay trong giáo viên cũng có phong trào thi đua, cải tiến cách giảng dạy, sáng tạo trong phương pháp truyền đạt tạo ra sự hứng thú cho học sinh. Ngoài giờ học căng thẳng, học sinh được tham gia các trò chơi, dã ngoại... để tinh thần sảng khoái, tiếp thu bài học tốt hơn.
“Người thầy có khiếu hài hước, khả năng truyền đạt biến vấn đề khó thành dễ, biến giờ học 3 tiếng thành cảm giác 30 phút, lôi cuốn học sinh tới bài giảng. Hay như những thầy cô có phong cách giảng dạy ân cần, quan tâm chăm sóc như người mẹ đối với con khiến học sinh quý cô, coi cô như mẹ và vì yêu quý cô nên yêu luôn môn học của các cô. Hai phong cách giảng dạy này của thầy cô trường Chuyên Ngoại ngữ khiến học trò “thích mê”", Nguyệt Minh, thủ khoa Đại học Ngoại ngữ chia sẻ.
Theo thầy Nguyễn Phú Chiến thì điều đầu tiên quyết định chất lượng học sinh ở đây là có đầu vào tốt. Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của nhà trường thường rất căng thẳng với mức độ đề thi khó. Khi đã trải qua kỳ thi thì từng em được quan tâm rất chu đáo.
Thầy Nguyễn Phú Chiến, Phó Hiệu trưởng trường chuyên Ngoại ngữ (thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội) khoe: Bên cạnh con số 100% học sinh của trường đỗ vào những trường đại học tốp đầu, số học sinh của trường đỗ thủ khoa trong kỳ thi đại học hằng năm đều trên dưới 10 em. Năm 2011, trong số 12 em đỗ đầu các ngành, đã có hơn một nửa ẵm ngôi vị thủ khoa. Còn năm 2012, nhà trường có 11 thủ khoa.
Phương pháp dạy “lạ” được điểm qua như môn văn thì có cách dạy khá lý thú là “Trả tác phẩm cho học sinh”, môn ngoại ngữ có chương trình “Sắc màu ngoại ngữ” là nơi thể hiện tình yêu ngoại ngữ và văn hóa ngôn ngữ mình đang học...
Phương pháp dạy văn ở đây được coi là một “đặc sản” được rất nhiều học sinh hào hứng. Em Lê Minh Phương, học sinh Trường THPT Chuyên ngữ chia sẻ: “Em thấy trước đây hoặc ngay cả hiện nay dạy học văn ở một số trường vẫn còn theo kiểu đọc chép tràn lan nên không thực sự hiệu quả. Ở lớp, chúng em đã được tiếp xúc với một cách học có hiệu quả hơn nhiều, đó là học theo phương pháp “trả tác phẩm về cho học sinh”.
Có nghĩa là thay việc thầy diễn giảng “chay” bằng việc để học sinh diễn xuất thành tiểu phẩm. Có thể là đóng kịch, quay phim, viết bài tiểu luận. Giờ học văn thường chia ra các nhóm. Mỗi nhóm gồm 6-8 học sinh và theo thứ tự chuẩn bị các bài trong sách giáo khoa văn học. Mỗi học kỳ sẽ chọn ra 4-6 tác phẩm để học sinh thử tài.
Trong khoảng thời gian 2 tuần để chuẩn bị, mỗi nhóm sẽ có hai tiết trình bày trước lớp tác phẩm của nhóm gồm: phần diễn tác phẩm, thuyết trình các bài có liên quan đến tác phẩm, phần trọng tâm và thu hút đông đảo các thành viên trong lớp là thảo luận, thời gian còn lại dành cho thầy nhận xét, đánh giá, cho điểm và khắc sâu kiến thức cơ bản. Khi học các môn ngoại ngữ, các em được chia đôi lớp theo sở thích để học từng môn ngoại ngữ.
Tẩy chay phương pháp đọc chép được coi là cách làm thành công ở
“ngôi trường thủ khoa”.
“ngôi trường thủ khoa”.
Học nhóm, phân loại đối tượng
Một trong những cách dạy khác lạ nữa là việc dạy và học ở đây được phân loại theo nhóm đối tượng. Trong cùng một nhóm thì năng lực học tập và tiếp nhận của các em là tương đương nhau. Vì thế, các em dễ dàng tiếp thu, trao đổi và tự kiểm tra lẫn nhau. Chẳng hạn, với môn Toán, các em sẽ có bài kiểm tra chung cả khối, thay vì học sinh lớp nào biết lớp ấy. Từ cách thi đó, trường nắm bắt được trình độ học sinh và đưa ra cách giảng dạy phù hợp.
Kỳ thi học kỳ được trường tổ chức như như một kỳ thi đại học nhỏ, học sinh toàn trường được xếp lớp thi theo số báo danh. Cách làm ấy không chỉ rèn luyện tâm lý thi cử mà khiến học sinh ý thức hơn việc học của mình.
Theo thầy Nguyễn Phú Chiến, tẩy chay phương pháp đọc chép được coi là một cách làm thành công ở ngôi trường thủ khoa này. Giáo viên không phải là cái máy đọc. Thay vì ra rả những kiến thức đã có sẵn, giáo viên có nhiệm vụ giúp học sinh hệ thống kiến thức và tiếp cận cách nghiên cứu tài liệu. Khi học sinh đã đọc, đã nắm được những kiến thức cơ bản, việc đào sâu với những kiến thức tiếp theo là điều dễ dàng.
Ngay trong giáo viên cũng có phong trào thi đua, cải tiến cách giảng dạy, sáng tạo trong phương pháp truyền đạt tạo ra sự hứng thú cho học sinh. Ngoài giờ học căng thẳng, học sinh được tham gia các trò chơi, dã ngoại... để tinh thần sảng khoái, tiếp thu bài học tốt hơn.
“Người thầy có khiếu hài hước, khả năng truyền đạt biến vấn đề khó thành dễ, biến giờ học 3 tiếng thành cảm giác 30 phút, lôi cuốn học sinh tới bài giảng. Hay như những thầy cô có phong cách giảng dạy ân cần, quan tâm chăm sóc như người mẹ đối với con khiến học sinh quý cô, coi cô như mẹ và vì yêu quý cô nên yêu luôn môn học của các cô. Hai phong cách giảng dạy này của thầy cô trường Chuyên Ngoại ngữ khiến học trò “thích mê”", Nguyệt Minh, thủ khoa Đại học Ngoại ngữ chia sẻ.
Theo thầy Nguyễn Phú Chiến thì điều đầu tiên quyết định chất lượng học sinh ở đây là có đầu vào tốt. Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của nhà trường thường rất căng thẳng với mức độ đề thi khó. Khi đã trải qua kỳ thi thì từng em được quan tâm rất chu đáo.
Infonet
0 comments:
Đăng nhận xét