'Zeu ngey moi a hog zi zau, a zhe wua trug dzon e, a zoi em wua Bih Qoi choi...', trích một đoạn tin nhắn.
Việc một bộ phận giới trẻ, đặc biệt là các bạn trẻ tuổi mới lớn (9X - sinh trong thập kỷ 90 thế kỷ 20) sử dụng ngôn ngữ lóng, ngôn ngữ thời @ để nói chuyện với nhau không còn là hiện tượng lạ. Tuy nhiên, việc các bạn trẻ hiện nay quá lạm dụng ngôn ngữ kiểu này trong các diễn đàn hoặc nhắn tin qua điện thoại và chat với nhau thật sự đã đến mức báo động.
Ngôn ngữ quái dị đang được cổ súy
Đã nghe nhiều và cũng từng đọc nhiều lần cái thứ ngôn ngữ là lạ của giới trẻ 9X qua một vài tin nhắn mà đứa em trai đang học ở Cần Thơ nhắn tin trước đây, nhưng tôi thật sự sốc khi đọc được những dòng chữ quái dị của một cô bạn đang là sinh viên năm nhất trường ĐH Văn Lang.
Lúc trước, đứa em trai gửi tôi một vài tin nhắn với ngôn ngữ kiểu @ ấy, tôi đã phải ngồi đọc mãi mới hiểu nó viết gì. Ví dụ như: “Em chut ar2 dzui dze trog ngey le tizh iu nha!” (tạm “dịch” là: Em chúc anh hai vui vẻ trong ngày lễ tình yêu nha!), hoặc là: “Ar2 ui, hum ney em bun wa…” (tạm “dịch” là: Anh hai ơi, hôm nay em buồn quá). Mặc dù khó đọc và khó hiểu là vậy, nhưng tôi vẫn có thể hiểu được ngôn ngữ của em trai tôi nhắn, dù đó không phải là tiếng Việt, cũng không phải là tiếng nước ngoài.
Tuy nhiên, với những dòng tin nhắn mà cô bạn học ĐH Văn Lang nhắn cho tôi thì tôi xin bó tay, vì có ngồi nghĩ nát óc tôi cũng không tài nào có thể dịch ra được những gì cô ấy muốn nói. Cụ thể: “Zeu ngey moi a hog zi zau, a zhe wua trug dzon e, a zoi em wua Bih Qoi choi. Zeu a baz thi nhen tih e bit em koi pai zoi” hoặc một đoạn bị chuyển mã hoàn toàn “”...†|Cl¥ ]_Cl` (µ “])Cl] \[†| (µº(“ \/º] §º ]º†|Cl]\[...???”,…
Những tưởng chỉ một vài bạn trẻ thế hệ 9X hoặc 8X mới lạm dụng kiểu ngôn ngữ Việt không ra Việt, Tây không ra Tây nào ngờ cái thứ ngôn ngữ quái đản kia lại đang trở thành một thứ ngôn ngữ thông dụng trong giới tuổi teen hiện nay. Nó phổ biến rộng rãi đến mức tôi có thể bắt gặp kiểu ngôn ngữ trên bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu khi tham gia vào một vài diễn đàn, các forum chat hoặc các trang blog cá nhân.
Có rất nhiều dẫn chứng về việc lạm dụng quá nhiều tiếng lóng làm cho ngôn ngữ “chính thống” bị méo mó, mất giá trị văn hóa của tiếng Việt mà tôi có dịp được đọc, chẳng hạn như: “bùn wá mài nhỉ, lẹi gần hít nem lép 12 roài… thí tụi mìn ko đc zui như hồi nem ngoái, nghĩ vậy thoai mừ teo bùn ghê gúm… nhưng mìn hứa sẽ mãi lè bẹn thân, đeng wên teo dzà mái trừng iu zấu nì nha”.
Với đoạn đối thoại trên, nếu không phải là dân chat chuyên nghiệp chắc hẳn bạn sẽ không thể hiểu nổi “đoạn văn” đó nói cái gì?
Sau nhiều lần chinh chiến tại các phòng chat tuổi teen và nhức tung đầu tôi có thể tạm dịch đoạn thoại trên như sau: “Buồn quá mày nhỉ, lại gần hết năm lớp 12 rồi… thế tụi mình không được vui như năm ngoái, nghĩ vậy thôi mà tao buồn ghê gớm… nhưng mình hứa sẽ mãi là bạn thân, đừng quên tao và mái trường yêu dấu này nha”.
Không dừng lại ở những phiên bản ngôn ngữ tiếng Việt quái đản kiểu trên, tại một số trang blog cá nhân không ít các bạn trẻ tuổi teen còn giới thiệu cho những ai không đọc được ngôn ngữ thời @ này thì dùng phần mềm V2V (tạm xem là công cụ “dịch” tự động Việt sang Việt, và còn “dịch” được cả “ngôn ngữ siêu Việt”) sẽ làm cho người đó biết chính xác ngôn ngữ của tuổi teen đang sử dụng muốn nói gì. Ví dụ: Tôj đâu co lỗj gj` cơ chư (tôi đâu có lỗi gì cơ chứ), hoặc là 3m hj~u chj’t lj`n (Em hiểu chết liền)…
Những tưởng những thứ ngôn ngữ trên “sao Hỏa” trên sẽ bị chỉ trích, bài xích… Ấy thế mà thật bất ngờ làm sao, khi hiện nay có không ít tờ báo, đặc biệt là những tờ báo viết cho đối tượng tuổi mới lớn lại bê nguyên xi ngôn ngữ đời thường mà giới trẻ hay nói chuyện với nhau vào ngôn ngữ báo chí để làm tăng tính biểu cảm, sinh động cho bài viết của tác giả và gây được ấn tượng đối với độc giả.
Ví dụ, mới đây trên trang viết của một tờ báo thuộc ngành đã đăng: tiền thành xiền, tình yêu thành tình iu, ghét như con bọ chét, nhỏ như con thỏ, tin vịt, chạy mất dép, bó tay.com, bốc hơi (biến mất), đít chai (kính), 2 (hi-chào), 4U (For you - cho bạn), 2NT (Tonight - tối nay), G92U (Good night to you)… đọc vào mà tôi nhức hết cả đầu, hoa hết cả mắt.
Tình trạng lạm dụng quá nhiều tiếng lóng, từ địa phương cũng như vay mượn từ nước ngoài của một số tờ báo như thế đang ngày càng trở nên đáng lo ngại và cần được quan tâm điều chỉnh.
Cần sự định hướng
Trước thứ ngôn ngữ không giống ai kiểu trên đang trở nên thông dụng hơn bao giờ hết trong giới trẻ, tôi tự đặt câu hỏi cho mình: Không biết có phải vì những câu nói kiểu này được dùng vì nó có vần hay không, hoặc do thứ ngôn ngữ trên đang được xã hội chấp nhận?
Tuy nhiên, khi tôi hỏi về ngôn ngữ của giới trẻ thường sử dụng, một thầy giáo dạy Văn đã buồn rầu nói: “Nhiều em nói tiếng Việt còn chưa xong, viết không đúng, thêm ba cái tiếng không giống ai này nữa rồi cứ viết loạn cả lên. Nhiều khi chấm bài văn mấy em viết với thứ ngôn ngữ pha tạp lung tung mà tôi đâm lo. Nếu các em cứ dùng kiểu câu chữ ấy mãi thành thói quen thì rất dễ viết sai tiếng mẹ đẻ. Rõ ràng đây là một vấn đề mà các nhà trường cần có sự tìm hiểu và giáo dục, định hướng cho các em”.
Thực tế cho thấy, đa số lớp trẻ thời @ thích tạo cho mình một phong cách riêng không giống ai từ cách ăn, mặc, đi đứng cho đến cách sử dụng ngôn từ trong giao tiếp hàng ngày để tự khẳng định mình là người của thời đại mới. Ở một số tiệm net trên địa bàn TPHCM khách hàng thường lui tới phần lớn là các em học sinh, với mục đích chat và chơi game để xả stress sau một ngày “miệt mài” bên sách vở.
Đặc biệt, các em ở lứa tuổi này đã ngồi vào chat mà sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ thì bị coi là “nhà quê”. Chính vì tâm lý không muốn thua bạn kém bè mà em này bắt chước em kia, từ đó xuất hiện một ngôn ngữ riêng dành cho tuổi teen và trở thành “mốt”. Việc lạm dụng ngôn ngữ chat của lớp trẻ thời @ không chỉ khiến cho các em mất dần vốn tiếng Việt mà nó còn đánh mất sự trong sáng của tiếng Việt, làm mất bản sắc văn hóa của dân tộc.
Đây là vấn đề hết sức cấp thiết. Thiết nghĩ, đã đến lúc cần có sự phối hợp giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội nếu không con em chúng ta sẽ mất đi năng lực cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ. Trong đó, điều quan trọng nhất là các em đang đánh mất ý thức về tinh thần tự tôn, lòng tự hào dân tộc về tiếng mẹ đẻ của mình.
Ngôn ngữ quái dị đang được cổ súy
Đã nghe nhiều và cũng từng đọc nhiều lần cái thứ ngôn ngữ là lạ của giới trẻ 9X qua một vài tin nhắn mà đứa em trai đang học ở Cần Thơ nhắn tin trước đây, nhưng tôi thật sự sốc khi đọc được những dòng chữ quái dị của một cô bạn đang là sinh viên năm nhất trường ĐH Văn Lang.
Lúc trước, đứa em trai gửi tôi một vài tin nhắn với ngôn ngữ kiểu @ ấy, tôi đã phải ngồi đọc mãi mới hiểu nó viết gì. Ví dụ như: “Em chut ar2 dzui dze trog ngey le tizh iu nha!” (tạm “dịch” là: Em chúc anh hai vui vẻ trong ngày lễ tình yêu nha!), hoặc là: “Ar2 ui, hum ney em bun wa…” (tạm “dịch” là: Anh hai ơi, hôm nay em buồn quá). Mặc dù khó đọc và khó hiểu là vậy, nhưng tôi vẫn có thể hiểu được ngôn ngữ của em trai tôi nhắn, dù đó không phải là tiếng Việt, cũng không phải là tiếng nước ngoài.
Tuy nhiên, với những dòng tin nhắn mà cô bạn học ĐH Văn Lang nhắn cho tôi thì tôi xin bó tay, vì có ngồi nghĩ nát óc tôi cũng không tài nào có thể dịch ra được những gì cô ấy muốn nói. Cụ thể: “Zeu ngey moi a hog zi zau, a zhe wua trug dzon e, a zoi em wua Bih Qoi choi. Zeu a baz thi nhen tih e bit em koi pai zoi” hoặc một đoạn bị chuyển mã hoàn toàn “”...†|Cl¥ ]_Cl` (µ “])Cl] \[†| (µº(“ \/º] §º ]º†|Cl]\[...???”,…
Những tưởng chỉ một vài bạn trẻ thế hệ 9X hoặc 8X mới lạm dụng kiểu ngôn ngữ Việt không ra Việt, Tây không ra Tây nào ngờ cái thứ ngôn ngữ quái đản kia lại đang trở thành một thứ ngôn ngữ thông dụng trong giới tuổi teen hiện nay. Nó phổ biến rộng rãi đến mức tôi có thể bắt gặp kiểu ngôn ngữ trên bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu khi tham gia vào một vài diễn đàn, các forum chat hoặc các trang blog cá nhân.
Có rất nhiều dẫn chứng về việc lạm dụng quá nhiều tiếng lóng làm cho ngôn ngữ “chính thống” bị méo mó, mất giá trị văn hóa của tiếng Việt mà tôi có dịp được đọc, chẳng hạn như: “bùn wá mài nhỉ, lẹi gần hít nem lép 12 roài… thí tụi mìn ko đc zui như hồi nem ngoái, nghĩ vậy thoai mừ teo bùn ghê gúm… nhưng mìn hứa sẽ mãi lè bẹn thân, đeng wên teo dzà mái trừng iu zấu nì nha”.
Với đoạn đối thoại trên, nếu không phải là dân chat chuyên nghiệp chắc hẳn bạn sẽ không thể hiểu nổi “đoạn văn” đó nói cái gì?
Sau nhiều lần chinh chiến tại các phòng chat tuổi teen và nhức tung đầu tôi có thể tạm dịch đoạn thoại trên như sau: “Buồn quá mày nhỉ, lại gần hết năm lớp 12 rồi… thế tụi mình không được vui như năm ngoái, nghĩ vậy thôi mà tao buồn ghê gớm… nhưng mình hứa sẽ mãi là bạn thân, đừng quên tao và mái trường yêu dấu này nha”.
Không dừng lại ở những phiên bản ngôn ngữ tiếng Việt quái đản kiểu trên, tại một số trang blog cá nhân không ít các bạn trẻ tuổi teen còn giới thiệu cho những ai không đọc được ngôn ngữ thời @ này thì dùng phần mềm V2V (tạm xem là công cụ “dịch” tự động Việt sang Việt, và còn “dịch” được cả “ngôn ngữ siêu Việt”) sẽ làm cho người đó biết chính xác ngôn ngữ của tuổi teen đang sử dụng muốn nói gì. Ví dụ: Tôj đâu co lỗj gj` cơ chư (tôi đâu có lỗi gì cơ chứ), hoặc là 3m hj~u chj’t lj`n (Em hiểu chết liền)…
Những tưởng những thứ ngôn ngữ trên “sao Hỏa” trên sẽ bị chỉ trích, bài xích… Ấy thế mà thật bất ngờ làm sao, khi hiện nay có không ít tờ báo, đặc biệt là những tờ báo viết cho đối tượng tuổi mới lớn lại bê nguyên xi ngôn ngữ đời thường mà giới trẻ hay nói chuyện với nhau vào ngôn ngữ báo chí để làm tăng tính biểu cảm, sinh động cho bài viết của tác giả và gây được ấn tượng đối với độc giả.
Ví dụ, mới đây trên trang viết của một tờ báo thuộc ngành đã đăng: tiền thành xiền, tình yêu thành tình iu, ghét như con bọ chét, nhỏ như con thỏ, tin vịt, chạy mất dép, bó tay.com, bốc hơi (biến mất), đít chai (kính), 2 (hi-chào), 4U (For you - cho bạn), 2NT (Tonight - tối nay), G92U (Good night to you)… đọc vào mà tôi nhức hết cả đầu, hoa hết cả mắt.
Tình trạng lạm dụng quá nhiều tiếng lóng, từ địa phương cũng như vay mượn từ nước ngoài của một số tờ báo như thế đang ngày càng trở nên đáng lo ngại và cần được quan tâm điều chỉnh.
Cần sự định hướng
Trước thứ ngôn ngữ không giống ai kiểu trên đang trở nên thông dụng hơn bao giờ hết trong giới trẻ, tôi tự đặt câu hỏi cho mình: Không biết có phải vì những câu nói kiểu này được dùng vì nó có vần hay không, hoặc do thứ ngôn ngữ trên đang được xã hội chấp nhận?
Tuy nhiên, khi tôi hỏi về ngôn ngữ của giới trẻ thường sử dụng, một thầy giáo dạy Văn đã buồn rầu nói: “Nhiều em nói tiếng Việt còn chưa xong, viết không đúng, thêm ba cái tiếng không giống ai này nữa rồi cứ viết loạn cả lên. Nhiều khi chấm bài văn mấy em viết với thứ ngôn ngữ pha tạp lung tung mà tôi đâm lo. Nếu các em cứ dùng kiểu câu chữ ấy mãi thành thói quen thì rất dễ viết sai tiếng mẹ đẻ. Rõ ràng đây là một vấn đề mà các nhà trường cần có sự tìm hiểu và giáo dục, định hướng cho các em”.
Thực tế cho thấy, đa số lớp trẻ thời @ thích tạo cho mình một phong cách riêng không giống ai từ cách ăn, mặc, đi đứng cho đến cách sử dụng ngôn từ trong giao tiếp hàng ngày để tự khẳng định mình là người của thời đại mới. Ở một số tiệm net trên địa bàn TPHCM khách hàng thường lui tới phần lớn là các em học sinh, với mục đích chat và chơi game để xả stress sau một ngày “miệt mài” bên sách vở.
Đặc biệt, các em ở lứa tuổi này đã ngồi vào chat mà sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ thì bị coi là “nhà quê”. Chính vì tâm lý không muốn thua bạn kém bè mà em này bắt chước em kia, từ đó xuất hiện một ngôn ngữ riêng dành cho tuổi teen và trở thành “mốt”. Việc lạm dụng ngôn ngữ chat của lớp trẻ thời @ không chỉ khiến cho các em mất dần vốn tiếng Việt mà nó còn đánh mất sự trong sáng của tiếng Việt, làm mất bản sắc văn hóa của dân tộc.
Đây là vấn đề hết sức cấp thiết. Thiết nghĩ, đã đến lúc cần có sự phối hợp giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội nếu không con em chúng ta sẽ mất đi năng lực cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ. Trong đó, điều quan trọng nhất là các em đang đánh mất ý thức về tinh thần tự tôn, lòng tự hào dân tộc về tiếng mẹ đẻ của mình.
0 comments:
Đăng nhận xét