Đặc điểm nhận dạng của những người nhiễm hội chứng B.D.D là lúc nào cũng nghĩ rằng mình thật xấu xí trong mắt người khác.
Nỗi hổ thẹn khó tắt
Sở hữu một gương mặt không đến nỗi nào nhưng kỳ lạ thay, M.H (20 tuổi, Hà Nội) thường xuyên bị ám ảnh bởi vẻ bề ngoài của mình. Chỉ cần trên mặt xuất hiện những nốt đỏ, hay mất thâm quầng do đêm qua thức quá khuya là cô nàng lại lo lắng đến mắt ăn mất ngủ. Có hôm, H thức dậy từ 4 giờ sáng cốt chỉ để trang điểm, làm mờ những vết thâm trước khi đến trường. Trên mạng, lúc nào cô nàng cũng ra rả câu status: “Chẳng sợ chi, chỉ sợ già. Vì già có nghĩa là xấu…” Thành ra, tích lũy được bao nhiêu tiền, M.H đầu tư gần như hết vào mỹ phẩm, thẩm mỹ viện hơn là những thứ cần thiết.
Hay như trường hợp của anh chàng Việt Dũng. Từ khi sinh ra đã có vết bớt khá to cạnh khóe môi, cậu luôn cảm thấy thiếu tự tin mỗi khi tiếp xúc với người lạ: “Ánh mắt của họ bao giờ cũng nhìn vào khiếm khuyết ấy trên gương mặt mình. Cảm giác lúc đó rất chi là khó chịu, chỉ muốn tống khứ vết bớt đi cho rồi”. Có một dạo, Dũng lùng sục hết cơ sở làm đẹp nhưng vẫn không được vì vết bớt khá dày, nếu xóa đi sẽ ảnh hưởng bộ phận miệng, đồng thời để lại nhiều biến chứng. Nay, vết bớt xấu xi kia vẫn là “sự hổ thẹn” mà Hùng đã than thở trên Face là “mãi chẳng bao giờ tắt”.
B.D.D – Khi khiếm khuyết cơ thể là nỗi ám ảnh
Hương và Dũng chỉ là hai trong số rất nhiều bạn trẻ bị mắc B.D.D (Body Dysmorphic Disorder) – chứng rối loạn tâm lý do những khiếm khuyết về ngoại hình gây nên. Đó có thể là một đường sẹo dài nơi mi mắt, mẩu thịt thừa bên tai, thậm chí cả những bộ phận có phần nhạy cảm hơn như kích cỡ “cậu nhỏ” quá khiêm tốn. Những đặc điểm ấy có khi “bé tẹo”, chẳng ai để ý, nhưng với những người trong cuộc, thì chúng chẳng khác nào cái gai trong mắt. Bởi thế, họ lúc nào nghĩ rằng mình thật xấu xí và luôn nơm nớp sợ bị mọi người chế giễu, soi mói.
Chính vì thế mà người bị ám ảnh luôn cố tìm mọi cách để che giấu hoặc cải thiện khuyết điểm mà không hề nhận ra là mình đang đối xử rất tệ với bản thân, để rồi phải trả giá đắt. Câu chuyện của Charlotte Seddon (17 tuổi, Padiham, Lancashire, nước Anh) là một ví dụ. Vì luôn nghĩ rằng mình béo, Charlotte đã tự ép bản thân “nhịn ăn” suốt 4 năm trời với chế độ kiêng cữ rất khắt khe. Hậu quả là Charlottle bị suy nhược trầm trọng và đã chết khi trọng lượng cơ thể của mình chỉ vỏn vẹn có 35 kg.
Có nhiều lý do vì sao khiến những người có khiếm khuyết cơ thể bị dày vò, ám ảnh. Sự phát triển của truyền thông đã gián tiếp thúc đẩy hội chứng này lây lan. Khi đâu đâu cũng nhan nhản hình ảnh những cô nàng chân dài xinh như mộng, những chàng trai “sáu múi” cơ bắp cuồn cuộn, thì giới trẻ (vốn đã rất nhạy cảm với cái đẹp) càng dễ so sánh này nọ. Bên cạnh đó, yếu tố tâm lý-xã hội cũng là một nguyên nhân tác động. Như trường hợp của cô bạn M. H nói trên. Sở dĩ cô nàng lại tự ti về ngoại hình của mình vì chị gái H được trời phù cả tài lẫn sắc. Đi bên cạnh chị, cô bạn cảm thấy mình“lép vế” hơn hẳn nên bị ám ảnh không thôi.
Đừng buồn khi bạn không là hoa hậu
Những người mặc cảm về ngoại hình luôn lấy người nổi tiếng làm hình mẫu và sẵn sàng nhịn ăn, phẩu thuật thẩm mỹ để có được những số đo, gương mặt như họ. Thế nhưng, ngay cả những ngôi sao mà bạn cho là “xinh đẹp, lộng lẫy” ấy cũng có không ít khiếm khuyết ngoại hình. Điều quan trọng là họ biết cách che giấu, hạn chế bằng những biện pháp tích cực như tập thể thao, cuốn hút công chúng bằng tài năng thay vì suốt ngày kêu ca, than thở “giá như mũi mình thẳng hơn” , “bo-đì của mình gợi cảm hơn”… Chính thái độ chán chường, mặc cảm này sẽ là liều thuốc độc khiến bạn luôn tự ti về mình, mất dần cảm hứng , động lực trong cuộc sống.
Theo một số liệu thống kê 2011, thì có khoảng 2% dân số thế giới bị mắc chứng bệnh B.D.D, trong đó chủ yếu là thanh niên ở độ tuổi từ 16 - 24.
Tại Mỹ, cứ 50 người thì có 1 người là nạn nhân của B.DD và số lượng người mắc có thể chiếm đến 1% tổng số dân nước này.
Bộ phận khiến các bệnh nhân B.DD tự ti hơn cả là da với tỷ lệ 73%. Tiếp theo đó là tóc (56%), mũi (37%). Thấp nhất là các cơ trên gương mặt, các chi 1%.
Sở hữu một gương mặt không đến nỗi nào nhưng kỳ lạ thay, M.H (20 tuổi, Hà Nội) thường xuyên bị ám ảnh bởi vẻ bề ngoài của mình. Chỉ cần trên mặt xuất hiện những nốt đỏ, hay mất thâm quầng do đêm qua thức quá khuya là cô nàng lại lo lắng đến mắt ăn mất ngủ. Có hôm, H thức dậy từ 4 giờ sáng cốt chỉ để trang điểm, làm mờ những vết thâm trước khi đến trường. Trên mạng, lúc nào cô nàng cũng ra rả câu status: “Chẳng sợ chi, chỉ sợ già. Vì già có nghĩa là xấu…” Thành ra, tích lũy được bao nhiêu tiền, M.H đầu tư gần như hết vào mỹ phẩm, thẩm mỹ viện hơn là những thứ cần thiết.
Hay như trường hợp của anh chàng Việt Dũng. Từ khi sinh ra đã có vết bớt khá to cạnh khóe môi, cậu luôn cảm thấy thiếu tự tin mỗi khi tiếp xúc với người lạ: “Ánh mắt của họ bao giờ cũng nhìn vào khiếm khuyết ấy trên gương mặt mình. Cảm giác lúc đó rất chi là khó chịu, chỉ muốn tống khứ vết bớt đi cho rồi”. Có một dạo, Dũng lùng sục hết cơ sở làm đẹp nhưng vẫn không được vì vết bớt khá dày, nếu xóa đi sẽ ảnh hưởng bộ phận miệng, đồng thời để lại nhiều biến chứng. Nay, vết bớt xấu xi kia vẫn là “sự hổ thẹn” mà Hùng đã than thở trên Face là “mãi chẳng bao giờ tắt”.
Rất nhiều bạn trẻ bị ám ảnh vì sự khiếm khuyết trên cơ thể mình
(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)
B.D.D – Khi khiếm khuyết cơ thể là nỗi ám ảnh
Hương và Dũng chỉ là hai trong số rất nhiều bạn trẻ bị mắc B.D.D (Body Dysmorphic Disorder) – chứng rối loạn tâm lý do những khiếm khuyết về ngoại hình gây nên. Đó có thể là một đường sẹo dài nơi mi mắt, mẩu thịt thừa bên tai, thậm chí cả những bộ phận có phần nhạy cảm hơn như kích cỡ “cậu nhỏ” quá khiêm tốn. Những đặc điểm ấy có khi “bé tẹo”, chẳng ai để ý, nhưng với những người trong cuộc, thì chúng chẳng khác nào cái gai trong mắt. Bởi thế, họ lúc nào nghĩ rằng mình thật xấu xí và luôn nơm nớp sợ bị mọi người chế giễu, soi mói.
Chính vì thế mà người bị ám ảnh luôn cố tìm mọi cách để che giấu hoặc cải thiện khuyết điểm mà không hề nhận ra là mình đang đối xử rất tệ với bản thân, để rồi phải trả giá đắt. Câu chuyện của Charlotte Seddon (17 tuổi, Padiham, Lancashire, nước Anh) là một ví dụ. Vì luôn nghĩ rằng mình béo, Charlotte đã tự ép bản thân “nhịn ăn” suốt 4 năm trời với chế độ kiêng cữ rất khắt khe. Hậu quả là Charlottle bị suy nhược trầm trọng và đã chết khi trọng lượng cơ thể của mình chỉ vỏn vẹn có 35 kg.
Charlotte Seddon trước và sau khi giảm cân
Có nhiều lý do vì sao khiến những người có khiếm khuyết cơ thể bị dày vò, ám ảnh. Sự phát triển của truyền thông đã gián tiếp thúc đẩy hội chứng này lây lan. Khi đâu đâu cũng nhan nhản hình ảnh những cô nàng chân dài xinh như mộng, những chàng trai “sáu múi” cơ bắp cuồn cuộn, thì giới trẻ (vốn đã rất nhạy cảm với cái đẹp) càng dễ so sánh này nọ. Bên cạnh đó, yếu tố tâm lý-xã hội cũng là một nguyên nhân tác động. Như trường hợp của cô bạn M. H nói trên. Sở dĩ cô nàng lại tự ti về ngoại hình của mình vì chị gái H được trời phù cả tài lẫn sắc. Đi bên cạnh chị, cô bạn cảm thấy mình“lép vế” hơn hẳn nên bị ám ảnh không thôi.
Đừng buồn khi bạn không là hoa hậu
Những người mặc cảm về ngoại hình luôn lấy người nổi tiếng làm hình mẫu và sẵn sàng nhịn ăn, phẩu thuật thẩm mỹ để có được những số đo, gương mặt như họ. Thế nhưng, ngay cả những ngôi sao mà bạn cho là “xinh đẹp, lộng lẫy” ấy cũng có không ít khiếm khuyết ngoại hình. Điều quan trọng là họ biết cách che giấu, hạn chế bằng những biện pháp tích cực như tập thể thao, cuốn hút công chúng bằng tài năng thay vì suốt ngày kêu ca, than thở “giá như mũi mình thẳng hơn” , “bo-đì của mình gợi cảm hơn”… Chính thái độ chán chường, mặc cảm này sẽ là liều thuốc độc khiến bạn luôn tự ti về mình, mất dần cảm hứng , động lực trong cuộc sống.
Theo một số liệu thống kê 2011, thì có khoảng 2% dân số thế giới bị mắc chứng bệnh B.D.D, trong đó chủ yếu là thanh niên ở độ tuổi từ 16 - 24.
Tại Mỹ, cứ 50 người thì có 1 người là nạn nhân của B.DD và số lượng người mắc có thể chiếm đến 1% tổng số dân nước này.
Bộ phận khiến các bệnh nhân B.DD tự ti hơn cả là da với tỷ lệ 73%. Tiếp theo đó là tóc (56%), mũi (37%). Thấp nhất là các cơ trên gương mặt, các chi 1%.
0 comments:
Đăng nhận xét