Các báo cáo khoa học gần đây nhiều cảnh báo xu thế trải nghiệm tình dục vị thành niên tăng, và quan hệ dễ dãi về tình dục là nguy cơ gây chứng nghiện rượu và ma túy.
“Tình nương” ngày một trẻ ra
Các thống kê, cho thấy văn hóa “buông thả” (hook-up culture) vẫn lan tràn. Cục y tế (The Health Survey for England) Anh vừa cho hay không chỉ đang tăng xu thế có được nhiều các quan hệ tình dục ngẫu nhiên (casual sex), mà đại diện phái nữ tham gia vào những cuộc “tao ngộ” (encounter) về tình dục đang trẻ hóa.
Kết quả điều tra cho hay 27% thanh nữ ở lứa tuổi 16 – 24 cho hay họ đã có trải nghiệm sex từ khi còn chưa được 16 tuổi. Con số này, của lứa tuổi @, đã vượt lên bất kỳ tỉ lệ tương tự nào từng khảo sát ở các thế hệ trước (“a greater proportion than women in any previous generation covered by the survey.”).
Khảo sát này cho thấy thiên hướng “ưa nếm trái cấm sớm” ở giới mày râu vẫn vững chãi. 22% trai trẻ khoe họ “biết mùi đời” khi chưa đến 16 tuổi, và cũng có 22% đàn ông ở lứa tuổi từ 25 – 69 tiết lộ họ từng đạt kinh nghiệm tình dục ở lứa tuổi này. Đồng thời, vẫn có 26% thiếu nữ và 32 phần trăm nam thanh niên nói họ chưa từng “có sex”.
Khảo sát này cũng cho thấy 17% đàn ông và 24% phụ nữ tiết lộ họ chỉ có một đối tác về tình dục. 27% đàn ông và 13% phụ nữ cho hay họ có số “bạn tình” từ 10 người trở lên.
Thần “tình ái” và ma men, ma túy
Mới đây, nhiều sách báo khoa học - giáo dục, như Medicalxpress, Globalscience, Archives of Sexual Behavior … đăng tải kết quả nghiên cứu công phu, cho thấy mối liên quan giữa quan hệ dễ dãi về tình dục vị thành niên (teen) làm tăng nguy cơ mắc chứng nghiện rượu và ma túy khi ở lứa tuổi trưởng thành.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu như nhắc nhở nữ giới đúng là “phái yếu”, khi cho thấy sự phụ thuộc giữa “nhiều bạn trai” và xu hướng bắt nghiện là gây “giật mình” (striking).
Nhóm nghiên cứu của Đại học Otago, New Zealand xem xét số liệu của Chương trình nghiên cứu đa lĩnh vực về Sức khỏe và Phát triển (Multidisciplinary Health & Development Study) về sức khỏe và hành vi của 1000 nam và nữ, sinh năm 1972 – 1973 tại thành phố Dunedin. Các học giả đã thẩm vấn từng ứng viên về số đối tác tình dục mà họ có ở tuổi từ 18-20 tuổi, từ 21-25 tuổi, và từ 26-31 tuổi, sau đó xem xét các số liệu lưu trữ về sức khỏe của từng ứng viên này tại các độ tuổi trên, nhất là về tâm thần và độ phụ thuộc vào chất kích thích.
Kết quả cho thấy: với những phụ nữ khi ở lứa tuổi 18-20, hàng năm, có 2 – 3 bạn tình nam, thì số người trong họ bị bắt nghiện ma túy và rượu cao hơn gấp 10 lần so với nhóm phụ nữ cùng ở tuổi “bẻ sừng trâu” ấy, nhưng chỉ có 1, hoặc chưa có “đối tác tình dục” (n = 10).
Tới tuổi 25 – 31 tuổi, người phụ nữ hàng năm vẫn “vui vẻ” với 2 tình lang trở lên, thì hệ số phụ thuộc vào rượu và thuốc phiện n = 7. Còn ở tầm “tuổi băm”, thì số phụ nữ có “nhiều bồ” nghiện rượu hoặc sử dụng ma túy cao gấp 17, 18 lần so với các phụ nữ “đoan chính” (hoặc phòng không).
Nam giới “may mắn” hơn, khi kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng bạn tình (nữ) nhiều hơn 1, khả năng có tăng nghiện ngập, nhưng không khốc hại như đối với phái đẹp.
Nữ cũng “bốc đồng”
Một tâm trạng “vỡ mộng”, buông xuôi và môi trường xã hội, vẫn là những tác nhân chính đẩy con người vào chốn ma men, cõi “nàng tiên nâu”. Nhưng ngay cả khi các nhân tố truyền thống trên không có mặt, thì một lối sống văng mạng (sa đọa) về tình dục, dù là của đàn ông hay đàn bà, cũng vẫn dễ ngập vào cuộc sống nghiện ngập.
Kết quả khảo sát này, khác với một phúc trình trước đây, không cho thấy sự liên hệ nào giữa quan hệ tình dục kiểu “đa phương” với lo lắng hoặc chán chường (anxiety or depression).
Các nhà bác học của chương trình nghiên cứu này lưu ý tính dễ bốc đồng là một thủ phạm dắt dây: từ tình dục “lang chạ” đến nghiện rượu, và mê đắm “ả phù dung”. Rằng cuộc đua có nhiều “bạn tình”, và sự lạm dụng chất kích thích (rượu, ma túy...) đang tích hợp vào cụm (cluster) những hành vi đầy rủi ro đặc thù cho lứa tuổi mới lớn (adolescence and young adulthood). Người chủ trì phương án, nữ TS Sandhya Ramrakha nghĩ rằng: “(nguyên nhân của sự dắt dây từ “lắm bồ bịch” đến nghiện ngập) là do bẳn chất vô nhân tính (impersonal) của các quan hệ ngắn hạn, hoặc do nhiều cuộc thử quan hệ tình dục (sống thử với các đối tác khác nhau) nhưng chưa ưng ý”.
Khảo sát của Đại học Otago dường như đi “trái ren” với các quan niệm trước đây, nhất là ở Đông Âu: những người nghiện rượu, hay say xỉn, nhất là nữ, thường dễ “mất phanh” (không kiểm soát được sinh hoạt tình dục của mình), và dễ rơi vào các quan hệ tình dục tình cờ (casual sex).
Những ai từng gối đầu giường văn học cách mạng chắc không mấy ngạc nhiên. Vì, như “Thép đã tôi” đã mô tả, các tiểu thư tư sản – quý tộc gần một thế kỷ về trước, đã “có hai lỗ mũi rất dâm, quen mùi thuốc phiện trắng”...
Nhưng các kết quả nghiên cứu trên là một cảnh báo quan trọng đối với xu thế tình dục sớm ở Việt Nam, cũng như năng động tình dục (sexually active) trong nữ giới, nói chung. Cũng thêm một lưu ý về nguy cơ thụ thai khi người mẹ lạm dụng đồ uống có cồn, hoặc ma túy...
Các thống kê, cho thấy văn hóa “buông thả” (hook-up culture) vẫn lan tràn. Cục y tế (The Health Survey for England) Anh vừa cho hay không chỉ đang tăng xu thế có được nhiều các quan hệ tình dục ngẫu nhiên (casual sex), mà đại diện phái nữ tham gia vào những cuộc “tao ngộ” (encounter) về tình dục đang trẻ hóa.
Kết quả điều tra cho hay 27% thanh nữ ở lứa tuổi 16 – 24 cho hay họ đã có trải nghiệm sex từ khi còn chưa được 16 tuổi. Con số này, của lứa tuổi @, đã vượt lên bất kỳ tỉ lệ tương tự nào từng khảo sát ở các thế hệ trước (“a greater proportion than women in any previous generation covered by the survey.”).
Khảo sát này cho thấy thiên hướng “ưa nếm trái cấm sớm” ở giới mày râu vẫn vững chãi. 22% trai trẻ khoe họ “biết mùi đời” khi chưa đến 16 tuổi, và cũng có 22% đàn ông ở lứa tuổi từ 25 – 69 tiết lộ họ từng đạt kinh nghiệm tình dục ở lứa tuổi này. Đồng thời, vẫn có 26% thiếu nữ và 32 phần trăm nam thanh niên nói họ chưa từng “có sex”.
Khảo sát này cũng cho thấy 17% đàn ông và 24% phụ nữ tiết lộ họ chỉ có một đối tác về tình dục. 27% đàn ông và 13% phụ nữ cho hay họ có số “bạn tình” từ 10 người trở lên.
Thần “tình ái” và ma men, ma túy
Mới đây, nhiều sách báo khoa học - giáo dục, như Medicalxpress, Globalscience, Archives of Sexual Behavior … đăng tải kết quả nghiên cứu công phu, cho thấy mối liên quan giữa quan hệ dễ dãi về tình dục vị thành niên (teen) làm tăng nguy cơ mắc chứng nghiện rượu và ma túy khi ở lứa tuổi trưởng thành.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu như nhắc nhở nữ giới đúng là “phái yếu”, khi cho thấy sự phụ thuộc giữa “nhiều bạn trai” và xu hướng bắt nghiện là gây “giật mình” (striking).
Nhóm nghiên cứu của Đại học Otago, New Zealand xem xét số liệu của Chương trình nghiên cứu đa lĩnh vực về Sức khỏe và Phát triển (Multidisciplinary Health & Development Study) về sức khỏe và hành vi của 1000 nam và nữ, sinh năm 1972 – 1973 tại thành phố Dunedin. Các học giả đã thẩm vấn từng ứng viên về số đối tác tình dục mà họ có ở tuổi từ 18-20 tuổi, từ 21-25 tuổi, và từ 26-31 tuổi, sau đó xem xét các số liệu lưu trữ về sức khỏe của từng ứng viên này tại các độ tuổi trên, nhất là về tâm thần và độ phụ thuộc vào chất kích thích.
Kết quả cho thấy: với những phụ nữ khi ở lứa tuổi 18-20, hàng năm, có 2 – 3 bạn tình nam, thì số người trong họ bị bắt nghiện ma túy và rượu cao hơn gấp 10 lần so với nhóm phụ nữ cùng ở tuổi “bẻ sừng trâu” ấy, nhưng chỉ có 1, hoặc chưa có “đối tác tình dục” (n = 10).
Tới tuổi 25 – 31 tuổi, người phụ nữ hàng năm vẫn “vui vẻ” với 2 tình lang trở lên, thì hệ số phụ thuộc vào rượu và thuốc phiện n = 7. Còn ở tầm “tuổi băm”, thì số phụ nữ có “nhiều bồ” nghiện rượu hoặc sử dụng ma túy cao gấp 17, 18 lần so với các phụ nữ “đoan chính” (hoặc phòng không).
Nam giới “may mắn” hơn, khi kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng bạn tình (nữ) nhiều hơn 1, khả năng có tăng nghiện ngập, nhưng không khốc hại như đối với phái đẹp.
Nữ cũng “bốc đồng”
Một tâm trạng “vỡ mộng”, buông xuôi và môi trường xã hội, vẫn là những tác nhân chính đẩy con người vào chốn ma men, cõi “nàng tiên nâu”. Nhưng ngay cả khi các nhân tố truyền thống trên không có mặt, thì một lối sống văng mạng (sa đọa) về tình dục, dù là của đàn ông hay đàn bà, cũng vẫn dễ ngập vào cuộc sống nghiện ngập.
Kết quả khảo sát này, khác với một phúc trình trước đây, không cho thấy sự liên hệ nào giữa quan hệ tình dục kiểu “đa phương” với lo lắng hoặc chán chường (anxiety or depression).
Các nhà bác học của chương trình nghiên cứu này lưu ý tính dễ bốc đồng là một thủ phạm dắt dây: từ tình dục “lang chạ” đến nghiện rượu, và mê đắm “ả phù dung”. Rằng cuộc đua có nhiều “bạn tình”, và sự lạm dụng chất kích thích (rượu, ma túy...) đang tích hợp vào cụm (cluster) những hành vi đầy rủi ro đặc thù cho lứa tuổi mới lớn (adolescence and young adulthood). Người chủ trì phương án, nữ TS Sandhya Ramrakha nghĩ rằng: “(nguyên nhân của sự dắt dây từ “lắm bồ bịch” đến nghiện ngập) là do bẳn chất vô nhân tính (impersonal) của các quan hệ ngắn hạn, hoặc do nhiều cuộc thử quan hệ tình dục (sống thử với các đối tác khác nhau) nhưng chưa ưng ý”.
Khảo sát của Đại học Otago dường như đi “trái ren” với các quan niệm trước đây, nhất là ở Đông Âu: những người nghiện rượu, hay say xỉn, nhất là nữ, thường dễ “mất phanh” (không kiểm soát được sinh hoạt tình dục của mình), và dễ rơi vào các quan hệ tình dục tình cờ (casual sex).
Những ai từng gối đầu giường văn học cách mạng chắc không mấy ngạc nhiên. Vì, như “Thép đã tôi” đã mô tả, các tiểu thư tư sản – quý tộc gần một thế kỷ về trước, đã “có hai lỗ mũi rất dâm, quen mùi thuốc phiện trắng”...
Nhưng các kết quả nghiên cứu trên là một cảnh báo quan trọng đối với xu thế tình dục sớm ở Việt Nam, cũng như năng động tình dục (sexually active) trong nữ giới, nói chung. Cũng thêm một lưu ý về nguy cơ thụ thai khi người mẹ lạm dụng đồ uống có cồn, hoặc ma túy...
0 comments:
Đăng nhận xét