Để chuẩn bị cho hai kỳ quan trọng sắp diễn ra, các bạn học sinh khối 12 đã quyết tâm “chiến đấu” với lịch học kéo dài 14-16 tiếng liên tục mỗi ngày.
Chỉ còn 16 ngày hàng triệu sĩ tử khối 12 sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, sau đó khoảng 1 tháng, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng cũng sẽ bắt đầu. Để chuẩn bị cho hai kỳ “vượt vũ môn” quan trọng này, các bạn đã phải nỗ lực hết mình với mong muốn giành được kết quả cao nhất.
Chỉ mong đỗ tốt nghiệp
Những ngày này, lịch học của cô bé Trần Thu Trang (học sinh lớp 12 trường THPT Trần Nhật Duật, Nam Định) luôn trong tình trạng dày đặc. Có học lực trung bình, đặc biệt yếu các môn khối A nên, không chỉ Thu Trang mà cả gia đình em đang “lo sốt vó” vì sợ con trượt tốt nghiệp.
Theo chân cô bé trong môt ngày khi kỳ thi tốt nghiệp đã cận kề, càng cảm thấy rõ hơn áp lực học tập luôn đè nặng lên vai những cô cậu học trò cuối cấp.
Các sĩ tử khối 12 phải "học ngày, cày đêm" để chuẩn bị
cho hai kỳ thi quan trọng sắp tới. (Ảnh minh họa)
“Ngày nào em cũng học hai buổi ở trường để ôn thi tốt nghiệp. Buổi sáng đến 11h30, còn buổi chiều từ 13h30 đến 17h”, Thu Trang chia sẻ.
Sau một ngày học tập căng thẳng ở trường, cô bé tiếp tục đến lớp học thêm phục vụ việc luyện thi tốt nghiệp và đại học.
Lớp học chỉ có 5 em, lực học tương tự như Trang. Thời gian học trong tuần sẽ được chia đều cho 2 môn mà các em còn yếu là Toán, Hóa để ôn tập thi tốt nghiệp.
Tất cả các học sinh trong lớp học thêm đều theo học khối D, vì vậy ngoài ôn tập với mục đích trước mắt là đỗ tốt nghiệp, các em sẽ học thêm Văn, tiếng Anh để thử sức với kỳ thi đại học sắp tới. Hai môn Sinh học và Địa lý, Trang và các bạn phải tự ôn tập ở nhà vì tương đối dễ.
Mỗi buổi, các em sẽ học hai môn, liên tục từ 17h30 đến 21h30. Riêng chủ nhật, lịch học sẽ kéo dài cả ngày từ sáng đến 19h30. Tan học, Trang còn phải tiếp tục về nhà “cày đêm” với đống bài tập “cao như núi” để chuẩn bị cho buổi học ngày hôm sau.
Chị Nguyễn Thị Bé (mẹ Thu Trang) cho biết: “Không đỗ đại học còn có thể thi lại năm sau, nhưng trượt tốt nghiệp sẽ ảnh hưởng đến tương lai cũng như tâm lý của con rất nhiều. Vì vậy, dù tốn kém gia đình cũng đầu tư cho cháu đi học. Chỉ mong Trang đủ điểm đỗ tốt nghiệp”. Tính trung bình, tiền học cả “trong” lẫn “ngoài” của Trang đã tiêu tốn khoảng 4 triệu đồng/tháng.
Lịch học kéo dài từ sau tết Âm lịch như vậy đã khiến Thu Trang gầy đi trông thấy, em lúc nào cũng trong tình trạng thiếu ngủ, ăn uống sa sút. Cô bé tâm sự: “Ngày nào 1h đêm em mới được đi ngủ. Dù mệt nhưng em vẫn phải cố vì không còn nhiều thời gian”.
“Chạy nước rút” luyện thi đại học
Mặc dù có lực học khá, nhưng Nguyễn Minh Huy (học sinh lớp 12 trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội) vẫn phải chịu một lịch học dày đặc trong thời gian này để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tuyển sinh đại học.
Không quá lo lắng về kỳ thi tốt nghiệp, bởi đối với dân khối A năm nay các môn thi đều “trúng tủ”. Tuy nhiên, chỉ còn hơn 1 tháng kỳ thi tuyển sinh đại học sẽ chính thức diễn ra, nên Huy cũng vẫn cảm thấy áp lực. Bởi mục tiêu của em và gia đình là đỗ vào khoa Kế toán của ĐH Kinh tế Quốc dân. Để làm được điều đó, tính trung bình mỗi môn thi đại học của Huy phải đạt hơn 8 điểm. Đây là kết quả không hề dễ dàng có được.
Quyết tâm thực hiện nguyện vọng của bản thân và gia đình, ngay từ đầu năm Minh Huy đã đăng ký luyện thi đại học tại một trung tâm ở ĐH Bách khoa và chọn những thầy nổi tiếng nhất để theo học dù biết lớp sẽ có đến hàng trăm học sinh.
Một ngày đi học bình thường của Huy kéo dài liên tục trong khoảng 12 tiếng (từ 7h đến 20h), với các buổi học liên tiếp nhau từ ở trường đến lớp luyện thi đại học. Ngoài ra, em còn phải tự học và làm bài tập ở nhà đến khoảng 23h hàng ngày.
Rất nhiều thí sinh, do sức khỏe yếu và phải chịu một lịch học
dày đặc kéo dài trước đó đã ngất xỉu ngay tại phòng thi.
(Ảnh: Dân trí)
Thay vì thức khuya để học, Huy thường chọn giải pháp đi ngủ sớm và dậy sớm, bởi chàng trài này cho rằng buổi sáng thời tiết mát mẻ, cơ thể đã được nghỉ ngơi nên học thuộc hay làm bài tập đều nhanh và chính xác hơn.
Huy chia sẻ: “ Em học nhiều nhưng cũng không cảm thấy đuối sức vì hiểu bài và tiếp thu nhanh. Mặc dù vậy, do lựa chọn một trường có số điểm khá cao nên nhiều khi em cũng thấy áp lực”.
Năm nào, khi các kỳ thi chính thức bắt đầu, báo chí cũng phản ánh nhiều trường hợp học sinh ngất xỉu vì đuối sức không thể dự thi, do thời gian ôn luyện trước đó với cường độ cao liên tục.
Vì vậy, dù lo lắng vì mùa thi đang gần kề nhưng các sĩ tử khối 12 cũng cần phải cân bằng việc học và nghỉ ngơi để có được tinh thần tốt nhất sẵn sàng “chiến đấu”, “vượt vũ môn” thành công và không để một năm ròng cố gắng trở thành vô nghĩa.
Chỉ mong đỗ tốt nghiệp
Những ngày này, lịch học của cô bé Trần Thu Trang (học sinh lớp 12 trường THPT Trần Nhật Duật, Nam Định) luôn trong tình trạng dày đặc. Có học lực trung bình, đặc biệt yếu các môn khối A nên, không chỉ Thu Trang mà cả gia đình em đang “lo sốt vó” vì sợ con trượt tốt nghiệp.
Theo chân cô bé trong môt ngày khi kỳ thi tốt nghiệp đã cận kề, càng cảm thấy rõ hơn áp lực học tập luôn đè nặng lên vai những cô cậu học trò cuối cấp.
Các sĩ tử khối 12 phải "học ngày, cày đêm" để chuẩn bị
cho hai kỳ thi quan trọng sắp tới. (Ảnh minh họa)
“Ngày nào em cũng học hai buổi ở trường để ôn thi tốt nghiệp. Buổi sáng đến 11h30, còn buổi chiều từ 13h30 đến 17h”, Thu Trang chia sẻ.
Sau một ngày học tập căng thẳng ở trường, cô bé tiếp tục đến lớp học thêm phục vụ việc luyện thi tốt nghiệp và đại học.
Lớp học chỉ có 5 em, lực học tương tự như Trang. Thời gian học trong tuần sẽ được chia đều cho 2 môn mà các em còn yếu là Toán, Hóa để ôn tập thi tốt nghiệp.
Tất cả các học sinh trong lớp học thêm đều theo học khối D, vì vậy ngoài ôn tập với mục đích trước mắt là đỗ tốt nghiệp, các em sẽ học thêm Văn, tiếng Anh để thử sức với kỳ thi đại học sắp tới. Hai môn Sinh học và Địa lý, Trang và các bạn phải tự ôn tập ở nhà vì tương đối dễ.
Mỗi buổi, các em sẽ học hai môn, liên tục từ 17h30 đến 21h30. Riêng chủ nhật, lịch học sẽ kéo dài cả ngày từ sáng đến 19h30. Tan học, Trang còn phải tiếp tục về nhà “cày đêm” với đống bài tập “cao như núi” để chuẩn bị cho buổi học ngày hôm sau.
Chị Nguyễn Thị Bé (mẹ Thu Trang) cho biết: “Không đỗ đại học còn có thể thi lại năm sau, nhưng trượt tốt nghiệp sẽ ảnh hưởng đến tương lai cũng như tâm lý của con rất nhiều. Vì vậy, dù tốn kém gia đình cũng đầu tư cho cháu đi học. Chỉ mong Trang đủ điểm đỗ tốt nghiệp”. Tính trung bình, tiền học cả “trong” lẫn “ngoài” của Trang đã tiêu tốn khoảng 4 triệu đồng/tháng.
Lịch học kéo dài từ sau tết Âm lịch như vậy đã khiến Thu Trang gầy đi trông thấy, em lúc nào cũng trong tình trạng thiếu ngủ, ăn uống sa sút. Cô bé tâm sự: “Ngày nào 1h đêm em mới được đi ngủ. Dù mệt nhưng em vẫn phải cố vì không còn nhiều thời gian”.
“Chạy nước rút” luyện thi đại học
Mặc dù có lực học khá, nhưng Nguyễn Minh Huy (học sinh lớp 12 trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội) vẫn phải chịu một lịch học dày đặc trong thời gian này để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tuyển sinh đại học.
Không quá lo lắng về kỳ thi tốt nghiệp, bởi đối với dân khối A năm nay các môn thi đều “trúng tủ”. Tuy nhiên, chỉ còn hơn 1 tháng kỳ thi tuyển sinh đại học sẽ chính thức diễn ra, nên Huy cũng vẫn cảm thấy áp lực. Bởi mục tiêu của em và gia đình là đỗ vào khoa Kế toán của ĐH Kinh tế Quốc dân. Để làm được điều đó, tính trung bình mỗi môn thi đại học của Huy phải đạt hơn 8 điểm. Đây là kết quả không hề dễ dàng có được.
Quyết tâm thực hiện nguyện vọng của bản thân và gia đình, ngay từ đầu năm Minh Huy đã đăng ký luyện thi đại học tại một trung tâm ở ĐH Bách khoa và chọn những thầy nổi tiếng nhất để theo học dù biết lớp sẽ có đến hàng trăm học sinh.
Một ngày đi học bình thường của Huy kéo dài liên tục trong khoảng 12 tiếng (từ 7h đến 20h), với các buổi học liên tiếp nhau từ ở trường đến lớp luyện thi đại học. Ngoài ra, em còn phải tự học và làm bài tập ở nhà đến khoảng 23h hàng ngày.
Rất nhiều thí sinh, do sức khỏe yếu và phải chịu một lịch học
dày đặc kéo dài trước đó đã ngất xỉu ngay tại phòng thi.
(Ảnh: Dân trí)
Thay vì thức khuya để học, Huy thường chọn giải pháp đi ngủ sớm và dậy sớm, bởi chàng trài này cho rằng buổi sáng thời tiết mát mẻ, cơ thể đã được nghỉ ngơi nên học thuộc hay làm bài tập đều nhanh và chính xác hơn.
Huy chia sẻ: “ Em học nhiều nhưng cũng không cảm thấy đuối sức vì hiểu bài và tiếp thu nhanh. Mặc dù vậy, do lựa chọn một trường có số điểm khá cao nên nhiều khi em cũng thấy áp lực”.
Năm nào, khi các kỳ thi chính thức bắt đầu, báo chí cũng phản ánh nhiều trường hợp học sinh ngất xỉu vì đuối sức không thể dự thi, do thời gian ôn luyện trước đó với cường độ cao liên tục.
Vì vậy, dù lo lắng vì mùa thi đang gần kề nhưng các sĩ tử khối 12 cũng cần phải cân bằng việc học và nghỉ ngơi để có được tinh thần tốt nhất sẵn sàng “chiến đấu”, “vượt vũ môn” thành công và không để một năm ròng cố gắng trở thành vô nghĩa.
0 comments:
Đăng nhận xét