Được sống là một hạnh phúc, sống lành lặn, khỏe mạnh là niềm ao ước của bao người nhưng vẫn có những bạn trẻ, vì một phút nông nổi vì tình yêu đã đánh đổi cả mạng sống của mình.
Tử tử vì tình không còn là vấn đề mới mẻ nhưng nó vẫn tái diễn qua thời gian. Nhiều bạn trẻ bị người yêu bỏ rơi, không được đáp trả trong tình yêu hay muốn chứng minh cho người ấy biết mình yêu họ đến nhường nào… mà dại dột tìm đến cái chết. Để rồi sự nghiệp học hành lỡ dở, tương lai bỏ ngỏ và để lại nỗi đau khôn nguôi của người ở lại.
Sau khi bài viết “Những vụ tự tử vì tình làm rúng động dư luận” được đăng tải, nhiều độc giả đã bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề này. Bạn Thùy Dương (22 tuổi, du học sinh Việt tại Australia kể: “Năm lớp 12, mình chơi thân với một bạn gái, bạn ấy yêu một bạn trai cùng lớp. Cậu này vốn không yêu thương gì bạn ấy cả, chỉ quen nó để trả thù bạn gái cũ, nhưng cô bạn mình thì yêu cậu này thật lòng. Khi yêu, cô ấy phải khóc rất nhiều và luôn tìm mình để khóc. Ban đầu thì mình còn an ủi, nhưng càng về sau thì càng ức chế và mệt mỏi nên quyết định tìm bạn trai kia để nói chuyện, ngờ đâu cậu ấy lấy đó làm cái cớ giận hờn cô bạn mình. Bạn mình nói rằng nếu tình cảm của cô ấy và người bạn trai kia tan vỡ cũng là tại mình. Quá thất vọng, mình quyết định không chơi với cô ấy nữa. Một thời gian sau nghe tin cô ấy nhập viện vì cố tự tử không thành. Mình vừa xót xa vừa trách giận cô ấy sao quá khờ dại”.
Là người chuyên cứu vớt người tự tử ở cầu Bình Lợi, TP.HCM, bác Nguyễn Văn Chúc (56 tuổi) chứng kiến không biết bao nhiêu nam nữ thanh niên, thậm chí cả người lớn tuổi tìm cách gieo mình xuống sông để quyên sinh vì tình yêu. Hơn 40 năm làm nghề này, bác Chúc đã cứu sống được rất nhiều người nhưng vẫn có những người đã vĩnh viễn ra đi.
“Nếu may mắn cứu sống được họ tôi đều khuyên can họ bằng cả tấm lòng. Tôi bảo họ hãy nhìn lại cơ thể mình, rằng bố mẹ đã mang nặng đẻ đau, đã khó khổ nuôi dưỡng thì hà cớ gì lại đi hủy hoại bản thân như thế. Việc làm ấy không những có tội với lương tâm, với bố mẹ mà còn mạng nợ với trời đất. Tôi khuyên họ hãy nhìn vào tương lai, đừng bao giờ nghĩ đến chuyện kết liễu. Bởi người nhắm mắt đâu thể thấu hiểu nỗi đau mà kẻ trần ai phải gánh!” - bác cho biết.
Đồng quan điểm với bác Chúc, bạn Minh Nguyễn (Đồng Nai) nói: “Theo mình những ai đã, đang có ý định tự tử là người chưa có trách nhiệm với chính bản thân và gia đình. Bạn được sinh ra trên đời, sống lành lặn, khỏe mạnh đã là hạnh phúc hơn bao người khác. Trách nhiệm của bạn là phải sống xứng đáng với những gì mà cha mẹ đã trao cho bạn. Hãy thử nghĩ xem họ đã nuôi nấng bạn như thế nào để rồi nhận lại được từ bạn là đau thương. Tình yêu là điều gì đó thiêng liêng nhưng nó không phải là tất cả, hy sinh vì một người làm mình đau khổ, quả thật không đáng chút nào!”.
Trong khi đó, bạn T.N (23 tuổi, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) có cái nhìn khác hơn: “Ai làm gì cũng có lý do của riêng mình, chúng ta không nên quá chủ quan đánh giá và suy xét hành động của người khác. Lỗi lầm đôi khi cũng nằm ở bản thân chúng ta khi đã không dành niềm quan tâm và yêu thương cho những người bạn ấy, để họ bị tuyệt vọng đến mức tìm đến cái chết”.
Phụ huynh hãy “xỏ chân vào chiếc giày” của con trẻ!
Đó là lời khuyên của thạc sĩ tâm lý, giảng viên – PGĐ Trung tâm Ý tưởng Việt - Đào Lê Hòa An khi được hỏi nên làm gì để tránh những cái chết đáng tiếc của nhiều thanh thiếu niên thời gian qua. Thạc sỹ An nhận định: “Ở lứa tuổi dậy thì, con tim đã bắt đầu biết rung động, xuất hiện những xúc cảm về giới tính khiến ta thường nhớ nhớ, thương thương. Tuy nhiên, có nhiều bạn đã ngộ nhận đó là tình yêu. Việc có những tình cảm trên mức tình bạn có thể chấp nhận nhưng nếu yêu nhau một cách đắm đuối và quên cả đường đi lối về thì rất nguy hiểm”.
Tuy nhiên, vị thạc sỹ trẻ này cũng cho rằng, không chỉ bản thân các bạn trẻ mà gia đình, nhà trường cũng có tác động không nhỏ tới hành động của con trẻ.
“Nhiều phụ huynh đã sai lầm khi cứ ngỡ có thể kiểm soát con 100% bằng việc cấm đoán, đưa đi đón về, tuyệt đối không cho chơi chung với bạn khác giới. Đó là trái quy luật tự nhiên và trong thời buổi ngày nay, teen có thể nghĩ ra hàng trăm ngàn lý do “chính đáng” để có thể “sánh bước bên nhau”! Vấn đề là phụ huynh cần xỏ chân vào chiếc giày của con trẻ để hiểu và đồng cảm với những suy nghĩ của con, là người bạn đồng hành với con thì có thể dễ dàng định hướng và chia sẻ với con những kỹ năng cần thiết để có thể tự bảo vệ mình” – thạc sỹ An phân tích.
“Hãy xem cuộc tình đã qua là một trải nghiệm”
“Tình cảm không như ý mình là điều hết sức bình thường và có thể xảy ra với bất cứ ai. Vậy, sao bạn không xem việc thất tình, bị bỏ rơi giống như là một bài học nhỉ? Tôi luôn tập cho mình suy nghĩ khi bước vào mối tình nào đó cũng giống như đang đi vào một trải nhiệm cảm xúc để hiểu rõ bản thân mình hơn. Và rằng nếu người mà mình yêu từ bỏ mình thì ít ra mình cũng học được rằng sẽ dành những điều tốt đẹp cho người xứng đáng hơn và trân quý những gì mình đang có” – bạn nam có nickname Lối Thoát chia sẻ.
Sự quan tâm của người thân, bạn bè cũng giống như chiếc “phao cứu sinh” dành cho những người đang rơi vào tột cùng đau khổ trong tình yêu. “Chỉ bằng một hành động nhỏ, một cánh tay yêu thương của bạn chìa ra đúng lúc, đúng thời điểm thì có thể níu họ về với cuộc sống, giúp họ bừng tỉnh trong suy nghĩ. Bởi hơn lúc nào hết, họ nhận thấy mình còn được ai đó yêu thương” – bạn T.N đúc kết.
Chuyên gia tâm lý Đào Lê Hòa An cũng đưa ra lời khuyên: “Hãy yêu thương bản thân trước khi yêu thương một ai đó! Hãy thật thông minh, nhạy bén, quan sát, tìm hiểu bằng một cái đầu lạnh và một trái tim nóng để có thể chọn cho mình một người thực sự phù hợp”.
Khi tự tử, các bạn trẻ không nghĩ đến những tổn thương
tinh thần mà họ đã để lại cho gia đình và người thân.
Chết vì một người không xứng đáng, liệu có nên? tinh thần mà họ đã để lại cho gia đình và người thân.
Sau khi bài viết “Những vụ tự tử vì tình làm rúng động dư luận” được đăng tải, nhiều độc giả đã bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề này. Bạn Thùy Dương (22 tuổi, du học sinh Việt tại Australia kể: “Năm lớp 12, mình chơi thân với một bạn gái, bạn ấy yêu một bạn trai cùng lớp. Cậu này vốn không yêu thương gì bạn ấy cả, chỉ quen nó để trả thù bạn gái cũ, nhưng cô bạn mình thì yêu cậu này thật lòng. Khi yêu, cô ấy phải khóc rất nhiều và luôn tìm mình để khóc. Ban đầu thì mình còn an ủi, nhưng càng về sau thì càng ức chế và mệt mỏi nên quyết định tìm bạn trai kia để nói chuyện, ngờ đâu cậu ấy lấy đó làm cái cớ giận hờn cô bạn mình. Bạn mình nói rằng nếu tình cảm của cô ấy và người bạn trai kia tan vỡ cũng là tại mình. Quá thất vọng, mình quyết định không chơi với cô ấy nữa. Một thời gian sau nghe tin cô ấy nhập viện vì cố tự tử không thành. Mình vừa xót xa vừa trách giận cô ấy sao quá khờ dại”.
Là người chuyên cứu vớt người tự tử ở cầu Bình Lợi, TP.HCM, bác Nguyễn Văn Chúc (56 tuổi) chứng kiến không biết bao nhiêu nam nữ thanh niên, thậm chí cả người lớn tuổi tìm cách gieo mình xuống sông để quyên sinh vì tình yêu. Hơn 40 năm làm nghề này, bác Chúc đã cứu sống được rất nhiều người nhưng vẫn có những người đã vĩnh viễn ra đi.
“Nếu may mắn cứu sống được họ tôi đều khuyên can họ bằng cả tấm lòng. Tôi bảo họ hãy nhìn lại cơ thể mình, rằng bố mẹ đã mang nặng đẻ đau, đã khó khổ nuôi dưỡng thì hà cớ gì lại đi hủy hoại bản thân như thế. Việc làm ấy không những có tội với lương tâm, với bố mẹ mà còn mạng nợ với trời đất. Tôi khuyên họ hãy nhìn vào tương lai, đừng bao giờ nghĩ đến chuyện kết liễu. Bởi người nhắm mắt đâu thể thấu hiểu nỗi đau mà kẻ trần ai phải gánh!” - bác cho biết.
Đồng quan điểm với bác Chúc, bạn Minh Nguyễn (Đồng Nai) nói: “Theo mình những ai đã, đang có ý định tự tử là người chưa có trách nhiệm với chính bản thân và gia đình. Bạn được sinh ra trên đời, sống lành lặn, khỏe mạnh đã là hạnh phúc hơn bao người khác. Trách nhiệm của bạn là phải sống xứng đáng với những gì mà cha mẹ đã trao cho bạn. Hãy thử nghĩ xem họ đã nuôi nấng bạn như thế nào để rồi nhận lại được từ bạn là đau thương. Tình yêu là điều gì đó thiêng liêng nhưng nó không phải là tất cả, hy sinh vì một người làm mình đau khổ, quả thật không đáng chút nào!”.
Trong khi đó, bạn T.N (23 tuổi, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) có cái nhìn khác hơn: “Ai làm gì cũng có lý do của riêng mình, chúng ta không nên quá chủ quan đánh giá và suy xét hành động của người khác. Lỗi lầm đôi khi cũng nằm ở bản thân chúng ta khi đã không dành niềm quan tâm và yêu thương cho những người bạn ấy, để họ bị tuyệt vọng đến mức tìm đến cái chết”.
Phụ huynh hãy “xỏ chân vào chiếc giày” của con trẻ!
Đó là lời khuyên của thạc sĩ tâm lý, giảng viên – PGĐ Trung tâm Ý tưởng Việt - Đào Lê Hòa An khi được hỏi nên làm gì để tránh những cái chết đáng tiếc của nhiều thanh thiếu niên thời gian qua. Thạc sỹ An nhận định: “Ở lứa tuổi dậy thì, con tim đã bắt đầu biết rung động, xuất hiện những xúc cảm về giới tính khiến ta thường nhớ nhớ, thương thương. Tuy nhiên, có nhiều bạn đã ngộ nhận đó là tình yêu. Việc có những tình cảm trên mức tình bạn có thể chấp nhận nhưng nếu yêu nhau một cách đắm đuối và quên cả đường đi lối về thì rất nguy hiểm”.
Tuy nhiên, vị thạc sỹ trẻ này cũng cho rằng, không chỉ bản thân các bạn trẻ mà gia đình, nhà trường cũng có tác động không nhỏ tới hành động của con trẻ.
“Nhiều phụ huynh đã sai lầm khi cứ ngỡ có thể kiểm soát con 100% bằng việc cấm đoán, đưa đi đón về, tuyệt đối không cho chơi chung với bạn khác giới. Đó là trái quy luật tự nhiên và trong thời buổi ngày nay, teen có thể nghĩ ra hàng trăm ngàn lý do “chính đáng” để có thể “sánh bước bên nhau”! Vấn đề là phụ huynh cần xỏ chân vào chiếc giày của con trẻ để hiểu và đồng cảm với những suy nghĩ của con, là người bạn đồng hành với con thì có thể dễ dàng định hướng và chia sẻ với con những kỹ năng cần thiết để có thể tự bảo vệ mình” – thạc sỹ An phân tích.
“Hãy xem cuộc tình đã qua là một trải nghiệm”
“Tình cảm không như ý mình là điều hết sức bình thường và có thể xảy ra với bất cứ ai. Vậy, sao bạn không xem việc thất tình, bị bỏ rơi giống như là một bài học nhỉ? Tôi luôn tập cho mình suy nghĩ khi bước vào mối tình nào đó cũng giống như đang đi vào một trải nhiệm cảm xúc để hiểu rõ bản thân mình hơn. Và rằng nếu người mà mình yêu từ bỏ mình thì ít ra mình cũng học được rằng sẽ dành những điều tốt đẹp cho người xứng đáng hơn và trân quý những gì mình đang có” – bạn nam có nickname Lối Thoát chia sẻ.
Sự quan tâm của người thân, bạn bè cũng giống như chiếc “phao cứu sinh” dành cho những người đang rơi vào tột cùng đau khổ trong tình yêu. “Chỉ bằng một hành động nhỏ, một cánh tay yêu thương của bạn chìa ra đúng lúc, đúng thời điểm thì có thể níu họ về với cuộc sống, giúp họ bừng tỉnh trong suy nghĩ. Bởi hơn lúc nào hết, họ nhận thấy mình còn được ai đó yêu thương” – bạn T.N đúc kết.
Chuyên gia tâm lý Đào Lê Hòa An cũng đưa ra lời khuyên: “Hãy yêu thương bản thân trước khi yêu thương một ai đó! Hãy thật thông minh, nhạy bén, quan sát, tìm hiểu bằng một cái đầu lạnh và một trái tim nóng để có thể chọn cho mình một người thực sự phù hợp”.
0 comments:
Đăng nhận xét